Theo GS Daniel Friess - ĐH Quốc gia Singapore và TS Daniel Richards - ĐH Sheffield (Anh), việc chuyển mục đích sử dụng rừng ngập mặn đang làm tăng tốc độ phá rừng.

Người dân trồng cây đước tại tỉnh Northern Samar, Philippines. Ảnh: Bloomberg
Người dân trồng cây đước tại tỉnh Northern Samar, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Hơn 100.000ha rừng ngập mặn của Đông Nam Á đã biến mất từ năm 2000 đến 2012. Mức độ đa dạng sinh học của cây ngập mặn ở đây lớn nhất thế giới. Chúng lưu trữ mật độ carbon cao hơn hầu hết các hệ sinh thái khác. Do đó, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải CO2 và biến đổi khí hậu.

Tại Myanmar, việc mở rộng trồng lúa đã khiến hơn 1/5 diện tích rừng ngập mặn ở Đông Nam Á biến mất. Xu hướng đó sẽ còn tiếp tục cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế của quốc gia này.

Sự phát triển các đồn điền dầu cọ cũng là nguyên nhân chính tàn phá đất than bùn ngập mặn, các khu rừng ở Malaysia, Indonesia và gây ra những vấn đề khí hậu như sương mù. Sản lượng dầu cọ của Indonesia dự kiến sẽ tăng dần trong những năm tới - đặc biệt là tại các khu vực biên giới như Papua. Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn tại địa phương.

“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về việc biến đổi rừng ngập mặn. Các chính sách và nghiên cứu trong tương lai ở cấp quốc gia và khu vực nên lưu ý thực trạng rừng ngập mặn đang bị tàn phá bởi rất nhiều yếutố” - TS Richards nói.