Ngại đổi mới công nghệ, sợ rủi ro trong đầu tư, lo ngại vấn đề bảo mật các ý tưởng sản phẩm... là những bất cập hiện nay trong hoạt động khai thác và thương mại hóa sáng chế nói chung và trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch nói riêng.

Vấn đề này được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Khai thác và thương mại hóa sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch” do Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, Báo Khoa học và Phát triển tổ chức ngày 6/7 tại TPHCM.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Ông Thân Thế Hào - Giám đốc Công ty TNHH Ninh Phong - cho biết, công ty dựa theo đặc thù của từng sản phẩm phát triển trên nền các sáng chế hoặc giải pháp hữu ích mà đưa ra định hướng khai thác các tài sản trí tuệ này, như: Khai thác bằng cách trực tiếp sản xuất, phân phối sản phẩm trên thị trường; dùng tài sản trí tuệ để góp vốn với các đối tác; cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ để tạo vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chuyển nhượng hoàn toàn tài sản trí tuệ để tạo vốn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các sáng chế của mình, công ty gặp không ít khó khăn thách thức do động lực đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay còn rất kém. Nhiều doanh nghiệp ngại đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới, ngại rủi ro, nặng tâm lý sao chép, chưa đủ nguồn lực tài chính. Theo ông Hào, điều này đã cản trở việc khai thác, thương mại hóa sáng chế.

"Nếu khai thác sáng chế bằng cách sản xuất trực tiếp thì công ty còn yếu về vốn, hạ tầng công nghệ, nhà xưởng, nhân lực, thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật là một rủi ro cho các nhà sáng chế khi triển khai các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, ngay khi đã xác lập quyền" - ông Hào cho biết thêm.

Ông
Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ

Trong khi đó, TS Lâm Trần Vũ - Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - băn khoăn về cơ chế liên kết giữa các nhà sáng chế và doanh nghiệp để sớm đưa các sáng chế vào thực tiễn. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chỉ hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Việc tìm nguồn vốn đối ứng 70% để có được nguồn tài trợ nói trên là tương đối khó khăn.

Trước thực tế đó, ông Hào kiến nghị tăng cường vai trò của Hội Sáng chế Việt Nam trong việc kết nối đầu tư, hỗ trợ tư vấn hợp tác triển khai sáng chế giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế. Nhà nước cần hỗ trợ và đẩy mạnh công tác hỗ trợ thẩm định nhu cầu thị trường đối với sản phẩm từ sáng chế.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ - cho biết, Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng sáng chế phục vụ doanh nghiệp, nhà sáng chế đổi mới công nghệ, hoàn thiện sản phẩm. Viện tổ chức các hoạt động phục vụ doanh nghiệp, nhà sáng chế ở ba mảng chính. Thứ nhất, dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp, nhà sáng chế, Viện sẽ tổ chức tìm kiếm các sáng chế liên quan, nghiên cứu lập báo cáo phân tích các điểm sáng tạo, điểm mới về thiết kế, công nghệ trong các sáng chế và cung cấp báo cáo này cho doanh nghiệp phục vụ quá trình đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới. Thứ hai, viện tư vấn để doanh nghiệp, nhà sáng chế hoàn thiện sản phẩm, công nghệ. Thứ ba, viện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sáng chế xây dựng các dự án nghiên cứu.

Ông Hiếu cũng cho biết, Viện đang cần các doanh nghiệp hỗ trợ về nhu cầu sáng chế để Viện cung cấp thông tin, giới thiệu các sáng chế, công nghệ hay để quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; phối hợp đề xuất các dự án đổi mới công nghệ vào các chương trình tài trợ của Bộ KH&CN.

Một số sáng chế nổi bật được trình bày tại hội thảo:

Máy sấy vỉ ngang của Doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã (An Giang): Máy hoàn thiện công nghệ và cải tiến hệ thống sấy vỉ ngang, giúp giảm tỷ lệ tấm xuống dưới 5%, giảm chi phí triển khai 10 – 15% và nhân công vận hành 50 – 60%.

Máy sấy vỉ ngang của doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã (An Giang): Máy hoàn thiện công nghệ và cải tiến hệ thống sấy vỉ ngang, giúp giảm tỷ lệ tấm xuống dưới 5%, giảm chi phí triển khai 10 - 15% và nhân công vận hành 50 - 60%.

Hệ thống tưới nước cho gốc và  ngọn của cây ăn quả của ông Nguyễn Văn Hai (Bình Thuận): Sáng chế này với ưu điểm tiết kiệm nước, loại bỏ được rác và các tạp chất lẫn trong nước nhờ bộ phận lọc. Hệ thống sử dụng ống nhựa PVC, lắp đặt đơn giản, giá thành đầu tư thấp. Sáng chế có thể ứng dụng cho nhiều loại cây khác nhau, phù hợp với các tỉnh thành trên cả nước.

Tồn trữ lúa trong Silo ngoài trời của Công ty cổ phần cơ khí chế tạo máy Long An: Sản phẩm được sản xuất đồng bộ từ khâu gia công chế tạo, phù màu chống oxy hóa lên các tấm tole nâng cao hiệu quả sử dụng. Chi phí bảo quản cho một khối lúa trong silo vuông khoảng 1,3 triệu/tấn, một khối gạo khoảng 1,5 triệu/tấn.

n

Hệ thống tưới nước cho gốc và ngọn của cây ăn quả của ông Nguyễn Văn Hai (Bình Thuận): Sáng chế này với ưu điểm tiết kiệm nước, loại bỏ được rác và các tạp chất lẫn trong nước nhờ bộ phận lọc. Hệ thống sử dụng ống nhựa PVC, lắp đặt đơn giản, giá thành đầu tư thấp. Sáng chế có thể ứng dụng cho nhiều loại cây khác nhau, phù hợp với các tỉnh thành trên cả nước.

1
Máy vắt – sấy bã sắn của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch: Máy vắt bã sắn kết hợp 2 nguyên lý ép bằng sức căng băng tải và ép trục băng tải lọc, vắt bã ướt 90% ẩm xuống còn 60% ẩm, năng suất 12 – 14 tấn củ/giờ. Máy sấy theo nguyên lý khí động kép, năng suất sản phẩm 1 tấn/giờ, bã sau sấy có độ ẩm từ 13 – 15%. Bã sắn sau vắt, sấy trắng, có chất lượng tốt và giá thành hợp lý.