Hôm 27/03, Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất cấm sử dụng loại nhựa dùng một lần, từ dao kéo, ống hút cho đến thìa khuấy cà phê và đĩa nhựa.

Đây được xem là một bước tiến quan trọng, khuyến khích nhiều chính phủ khác trên toàn thế giới cũng đặt ra cam kết tương tự nhằm cắt giảm lượng rác thải nhựa hiện đang tồn đọng tại các bãi rác, sông hồ và đại dương. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ gian khó, đòi hỏi thời gian để thực hiện chứ không phải chỉ trong một sớm một chiều.

Rác thải nhựa, nhất là loại nhựa dùng một lần, được cảnh báo có thể gây ra thảm họa môi trường. Ảnh: BBC.

Rác thải nhựa, nhất là loại nhựa dùng một lần, được cảnh báo có thể gây ra thảm họa môi trường. Ảnh: BBC.

Từ tháng 10/2018, đề xuất trên đã được đa số các thành viên Nghị viện ủng hộ, và kết quả bỏ phiếu vừa rồi có thể sẽ dẫn đến ban hành một lệnh cấm chính thức trong năm 2021. Ngoài ra, đề xuất còn bao gồm các kế hoạch cải thiện chất lượng nước máy và cắt giảm lượng chai lọ nhựa. Các nhà làm luật tuyên bố sẽ tìm cách giới hạn tối đa việc sử dụng một số chất độc hại như chì (xuống một nửa), loại bỏ vi khuẩn gây hại và đưa ra phương án xử lý mới đối với hầu hết các chất gây ô nhiễm nguồn nước máy. Chưa hết, tất cả chai nhựa cũng sẽ được yêu cầu phải làm từ 25% vật liệu tái chế vào năm 2025.

Từ lâu, nhân loại đã được cảnh báo về thảm họa do nhựa dùng một lần gây ra, trong đó có tác hại đối với các sinh vật biển. Tháng 7/2018, Seatle đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ cấm sử dụng và đổ thêm loại rác này vào đại dương. Nhưng đề xuất cấm hoàn toàn của EU mới thực sự là một động thái trọng đại, hứa hẹn thúc đẩy các khu vực khác noi gương.

Nguồn: