Sáng nay, Bộ TT&TT chính thức trao giấy phép 4G cho VNPT; ba học sinh THCS ở Đà Nẵng đã đoạt giải Ba - Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2016 với phần mềm sử Việt; phát hiện phôi cá mập 2 đầu cực hiếm ở Tây Ban Nha;... là những tin KH-CN nổi bật ngày 28/10.

Bộ TT&TT chính thức trao giấy phép 4G cho VNPT

Sáng nay, 28/10, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chính thức trao Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất và Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho Tập đoàn VNPT. Với hai Giấy phép này, VNPT đã hội đủ điều kiện để có thể bắt đầu cung cấp chính thức dịch vụ 4G tới người dùng trên băng tần 1800 MHz ngay từ đầu tháng 11.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, sau 10 tháng thử nghiệm kỹ lưỡng, Bộ TT&TT khẳng định việc cấp giấy phép kinh doanh 4G cho VNPT là 1 dấu mốc quan trọng với cả thị trường. Bộ trưởng cũng đặc biệt lưu tâm đến vấn đề dịch vụ nội dung đi kèm với 4G, bởi bản chất của 4G là nền tảng mạng và dịch vụ băng rộng, tốc độ cao, dịch vụ nội dung cần phải theo kịp sự phát triển của nền tảng đó để đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo hiệu quả khai thác thương mại. (XEM THÊM).

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (giữa) trao các Giấy phép cung cấp dịch vụ 4G LTE-A cho lãnh đạo VNPT. Ảnh: T.C
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (giữa) trao các Giấy phép cung cấp dịch vụ 4G LTE-A cho lãnh đạo VNPT. Ảnh: T.C

Ba học sinh THCS thiết kế phần mềm sử Việt

Một nhóm học sinh tại Đà Nẵng đã thiết kế ra phần mềm sử Việt để giúp các bạn học lịch sử tốt hơn. Phần mềm vừa đoạt giải Ba - Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2016. Ba học sinh thiết kế ra phần mềm này gồm Dương Nguyên Ánh Hằng, Võ Ngọc Đức Thịnh và Huỳnh Trung Đức, học sinh lớp 8/2 Trường THCS Nguyễn Khuyến, TP. Đà Nẵng.

Giải pháp được nhóm chọn là sử dụng kỹ thuật làm web cũng như các công nghệ internet phổ biến hiện nay để tạo ra một ứng dụng web. Theo đó, ứng dụng web hiển thị trục thời gian, sắp đặt các thời kỳ, sự kiện, nhân vật lịch sử lên trục thời gian đó. Xây dựng phần mềm dưới hình thức dự án mã nguồn mở. (XEM THÊM).

Ba học sinh Dương Nguyên Ánh Hằng, Võ Ngọc Đức Thịnh và Huỳnh Trung Đức
Nhóm 3 học sinh sáng tạo ra phần mềm sử Việt

Nhà máy xử lý nước thải dưới lòng đất lớn nhất châu Á bắt đầu hoạt động

Từ ngày 27/10, nhà máy xử lý nước thải Hòe Phòng tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, đã chính thức hoạt động. Đây là nhà máy xử lý nước thải trong lòng đất lớn nhất châu Á.

Nhà máy Hòe Phòng có diện tích 31 ha, nằm hoàn toàn trong lòng đất, và có khả năng xử lý 600.000 mét khối nước/ngày, mỗi năm có thể xử lý lọc 200 triệu mét khối nước thải thành nước sạch.

Đến năm 2018, Bắc Kinh sẽ xây mới 27 nhà máy xử lý nước thải và nâng cấp 15 nhà máy khác nhằm đạt mục tiêu cơ bản "xóa sổ" các dòng sông đen ô nhiễm và bốc mùi khó chịu trong thành phố. (XEM THÊM).

Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất

Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Chicago (Mỹ) trong 1 cuộc nghiên cứu mới đây đã tìm thấy 2 lục địa Á-Âu và Ấn Độ đã từng tồn tại cách đây 60 triệu năm nay đã bị chìm mất. Họ đã xem xét chi tiết sự va chạm của các đĩa kiến tạo lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm và vẫn chuyển động chậm chạp.

Thậm chí nó còn gây ra nhiều hiện tượng bất thường và làm xuất hiện dãy núi Himalaya. Nghiên cứu sinh Miquela Ingalls đứng đầu cuộc nghiên cứu này, coi đây là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học địa vật lý, đưa ra kết luận: "Chúng tôi đã tìm thấy một nửa vật chất. (XEM THÊM).

Hình minh họa
Hình minh họa

Phát hiện phôi cá mập 2 đầu cực hiếm

Các nhà khoa học Tây Ban Nha vừa công bố phát hiện mới nhất về phôi thai cá mập 2 đầu trên tạp chí Fish Biology số ra mới nhất. rong khi có khá nhiều trường hợp cá mập sinh ra bị đột biến 2 đầu nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đây là trường hợp đầu tiên của loài cá mập đẻ trứng có tên khoa học là Galeus atlanticus.

Các nhà khoa học cho rằng biến dạng này là kết quả của di truyền, họ hi vọng khám phá trên có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về hiện tượng dicephaly - thuật ngữ chỉ hiện tượng 2 đầu ở động vật. Phôi cá cực hiếm này được phát hiện trong số 797 phôi đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Viện Hải dương học Tây Ban Nha. (XEM THÊM).

Phôi cá mập 2 đầu cực hiếm ở Tây Ban Nha
Phôi cá mập 2 đầu cực hiếm ở Tây Ban Nha

Lợi nhuận Samsung sụt thê thảm sau thảm họa Galaxy Note 7

Ngày 27/10, Hãng công nghệ lớn nhất Hàn Quốc Samsung Electronics Co Ltd đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2016 với lợi nhuận sụt giảm mạnh do sự cố liên quan đến dòng điện thoại Galaxy Note 7 vừa qua. Do ảnh hưởng bởi sự cố Galaxy Note 7, doanh thu trong quý vừa qua của Samsung giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước xuống 47.820 tỷ won (42,3 tỷ USD), trong khi lợi nhuận giảm tới 29,7% xuống 5.200 tỷ won (4,6 tỷ USD).

Cuộc khủng hoảng Galaxy Note 7 khiến doanh thu mảng công nghệ di động của Samsung sụt giảm mạnh xuống mức 1.000 tỷ won, trong khi hai mảng kinh doanh khác khác là bán dẫn và màn hình vẫn đạt mức lợi nhuận tương đối tốt là 3.370 tỷ won và 1.200 tỷ won. (XEM THÊM).

Lợi nhuận Samsung sụt thê thảm sau thảm họa Galaxy Note 7.
Lợi nhuận Samsung sụt thê thảm sau thảm họa Galaxy Note 7.

Công viên Đại dương khổng lồ ở Nam Cực sắp được xây dựng

Ngày 28/10, 24 nước và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý hợp tác xây dựng một Công viên Đại dương ở Nam Cực với diện tích khổng lồ 1,55 triệu km2. Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Biển ở Nam Cực đã gặp gỡ ở Hobart, Australia và cho biết Công viên Đại dương Ross Sea sẽ bảo vệ các loài sinh vật biển khỏi bị đánh bắt trong vòng khoảng 35 năm.

Công viên này sẽ chiếm đến hơn 12% diện tích của Nam Cực, và sẽ là ngôi nhà của hơn 10.000 loài sinh vật biển. Hầu hết trong số đó là chim cánh cụt, cá voi, hải âu, mực ống khổng lồ và cá tuyết Nam Cực. Các nhà khoa học đánh giá, Công viên Ross Sea sẽ là hệ sinh thái biển quan trọng nhất trên thế giới. (XEM THÊM).

Công viên Ross Sea sẽ chiếm đến hơn 12% diện tích của Nam Cực. (ảnh: Reuters).
Công viên Ross Sea sẽ chiếm đến hơn 12% diện tích của Nam Cực. (ảnh: Reuters).

Lộ lý do NASA không thể nói sự thật về người ngoài hành tinh

Theo cổng thông tin Collective Evolution, các cựu nhân viên NASA và NATO đã kể về những phương pháp mà các Cơ quan này sử dụng để che giấu sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Kỹ sư Bergran nói rằng NASA cố tình làm mờ hình ảnh mặt trăng để khán giả không thể nhìn thấy bất cứ điều gì trên đó.

Tiến sĩ O'Leary, người nghiên cứu sao Hỏa và có mặt khi tạo ra bức ảnh "Khuôn mặt trên sao Hỏa" nổi tiếng, cho biết bức ảnh đã được chỉnh sửa để làm mờ những đường nét của "khuôn mặt" và làm cho nó trông giống như hiện tượng tự nhiên. Sĩ quan về hưu NATO Bob Dean nói rằng chính phủ hủy 40 video quay chương trình Apollo, trong đó có cảnh đổ bộ lên mặt trăng, bởi vì chúng được coi là không thể chấp nhận về mặt xã hội và chính trị. (XEM THÊM).

Có nhiều lý do khiến NASA và NATO không nói thật về người ngoài hành tinh
Có nhiều lý do khiến NASA và NATO không nói thật về người ngoài hành tinh