Tp.HCM: 10.000 tỷ đồng cho công trình chống ngập; Chính thức phát hiện giác quan thứ 6 của con người; Mũ bảo hiểm làm từ giấy; Hết hạn giấy phép dự án S-Fone; NASA phát triển robot tắc kè; Cây xanh mọc lên từ giấy báo; ... là những thông tin nổi bật sáng 5/10.

Tp.HCM: 10.000 tỷ đồng cho công trình chống ngập

Ngày 4/10, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành đã đi kiểm tra thực tế tại các cống ngăn triều Mương Chuối, Phú Định, Cây Khô, Phú Xuân, Tân Thuận và Bến Nghé. Các công trình này thuộc dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – Giai đoạn 1, do công ty xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng. Đây được coi là 1 trong số các dự án chống ngập lớn và tốn kém nhất của TP.HCM trong những năm gần đây. Sau khi hoàn thành, TP kỳ vọng dự án sẽ kiểm soát ngập do triều cường cho diện tích gần 600km2 với 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn.Theo lãnh đạo thành phố, công trình này ngoài chức năng ngăn triều, thoát nước mưa thì vào mùa khô hạn còn ngăn và giữ nước cho thành phố. Lãnh đạo TP.HCM cũng “cảnh báo” rằng, công trình này sẽ được hơn 10 triệu dân của thành phố đánh giá và giám sát. (XEM THÊM)

Một cống ngăn triều đang được thi công
Một cống ngăn triều đang được thi công

Mũ bảo hiểm làm từ giấy

Ecohelmet là loại mũ bảo hiểm được làm từ giấy cardstock (một loại giấy cứng) có thể bảo vệ đầu người an toàn như những mũ bảo hiểm thông thường khác. Đây là phát minh của nhà thiết kế trẻ Isis Shiffer 28 tuổi dành cho những người đi xe đạp. Chiếc mũ được thiết kế như tổ ong giúp phân tán đều lực tác động, hoàn toàn có thể bảo vệ người dùng như loại mũ bình thường. Mũ được phủ bằng loại sáp phân hủy sinh học chiết xuất từ ngô giúp không thấm nước. Dùng xong, chiếcvào kích thước chỉ bằng một quả chuối và tiện lợi để vào trong túi. (XEM THÊM)

 mũ có thể gấp gọn nhỏ  mũ có thể gấp gọn nhỏ mũ có thể gấp gọn nhỏ
Mũ có thể gấp gọn nhỏ mũ có thể gấp gọn nhỏ và an toàn khi đội

Hết hạn giấy phép dự án S-Fone

Bộ TT&TT vừa thông báo hết hạn giấy phép của Công ty SPT đối với dự án S-Fone. Từ năm 2014, Bộ TT&TT đã xem xét thu hồi băng tần trước đây cấp cho S-Fone và vì hai băng tần này "đắp chiếu" nhiều năm nay. Băng tần 850 MHz cấp cho S-Fone thuộc loại tốt nhất hiện nay và sẽ tạo lợi thế cho nhà mạng nào sở hữu nó. Vì vậy, khi mạng S-Fone không cầm cự nổi trên thị trường thì đã có doanh nghiệp viễn thông “nhòm ngó” băng tần này. Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, S-Fone không đóng phí tần số sẽ đủ cơ sở để thu hồi băng tần ngay cả khi S-Fone vẫn hoạt động chứ không phải đến khi S-Fone ngừng hoạt động như hiện nay. (XEM THÊM)

S-Fone đã không còn tồn tại trên thị trường di động Việt Nam.
S-Fone đã không còn tồn tại trên thị trường di động Việt Nam.

NASA phát triển robot tắc kè

Các nhà khoa học của NASA đang phát triển các robot có thể di chuyển trên các địa hình khó khăn như nhấp nhô, vách đá hoặc vực sâu trên sao Hỏa. Đó là chưa kể đến những khó khăn khi đối mặt với trạng thái không trọng lượng trong vũ trụ. Robot này có thể di chuyển trên mặt phẳng trơn hoặc trên mọi địa hình nhờ móng sắc nhọn. Robot có lớp đế kết dính để bám chặt được với các bề mặt trơn phẳng và được trang bị những kìm siêu nhỏ với gai nhọn có thể uốn éo và quay trong mọi địa hình. (XEM THÊM)

r
Robot có thể quay trong mọi địa hình

Cây xanh mọc lên từ giấy báo

Tờ nhật báo nổi tiếng Nhật Bản đã phát minh ra loại báo rất thân thiện với môi trường. Nếu đặt tờ báo trên đất và tưới nước hàng ngày, tờ báo sẽ đâm chồi nở hoa. Những trang báo xanh được làm 100% từ nguyên liệu tái chế: chất thải được hòa tan trong nước và nghiền thành bột, sau đó được dùng để làm thành giấy. Điều đặc biệt nằm ở chỗ họ cho những hạt giống hoa cỏ vào trong bột giấy, ép và nén chặt lại. Ngay cả mực in cũng được sản xuất hoàn toàn từ thực vật. Khi đọc xong, xé thành mảnh nhỏ, trồng và tưới nước, ít tuần sau sẽ thấy cây và hoa mọc lên. (XEM THÊM)

Những hạt giống hoa cỏ trong giấy báo sẽ nảy mầm sau khi được tưới nước đầy đủ
Những hạt giống hoa cỏ trong giấy báo sẽ nảy mầm sau khi được tưới nước đầy đủ

Yêu cầu bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương vừa chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ rà soát, đánh giá tác động đến môi trường của các doanh nghiệp, trong đó có các nhà máy, dự án nhiệt điện. Hiện các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam đang xây dựng cũng như đã đi vào vận hành đều có Báo cáo đánh giá tác động về môi trường (ĐTM), song vẫn có một số nhà máy chưa tìm được giải pháp về khí thải, chất thải theo đúng yêu cầu. Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15,7 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, các nhà máy này vẫn chưa tìm được giải pháp đầu ra cho tro xỉ. (XEM THÊM)

Bộ Công Thương yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường trong nhà máy nhiệt điện
Chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường trong nhà máy nhiệt điện

3 nhà khoa học Anh giành giải Nobel Vật lý 2016

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý năm 2016 thuộc về 3 nhà khoa học người Anh nhờ nghiên cứu “tiết lộ bí mật của vật chất lạ”. Ba nhà khoa học này đã mở ra cánh cửa tới một thế giới chưa được biết đến - nơi mà vật chất có các trạng thái bất thường. Công trình của họ tập trung vào “lý thuyết của các sự chuyển đổi trạng thái tô pô và các trạng thái tô pô của vật chất”. Tô pô hay tô pô học là một ngành toán học nghiên cứu đặc tính còn được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, sự kéo giãn. Do đó, tô pô được mệnh danh là “hình học của màng cao su”. (XEM THÊM)

3 nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý 2016
3 nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý 2016

Chính thức phát hiện giác quan thứ 6 của con người

Các nhà khoa học Mỹ đã giải mã giác quan thứ 6 bên cạnh khả năng cảm nhận hương vị, mùi vị, cảm giác, nghe và nhìn của con người. Đó là một loại “gene trực giác”, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cơ thể, giúp não bộ hiểu được vị trí của cơ thể ở trong không gian. Giác quan thứ 6 này còn được gọi là sự nhận cảm. Phát hiện mới này dựa trên nghiên cứu từ hai bệnh nhân mắc bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp. Họ không thể đi lại nếu như bị bịt mắt. Hai bệnh nhân cũng không thể biết được vị trí của tay và chân trong khi các nhà nghiên cứu từ từ di chuyển chúng. Trong khi đó, đa số mọi người có thể nhận biết được một cách bình thường. (XEM THÊM)

Khoa học đã có lời giải cho giác quan thứ 6 của con người.
Khoa học đã có lời giải cho giác quan thứ 6 của con người.