Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc ứng dụng KH&CN vào doanh nghiệp nhà nước là sự chia sẻ, điều tiết về tầm nhìn giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Ý kiến này được nêu ra tại Tọa đàm “Ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhà nước” do Sở KH&CN TPHCM tổ chức ngày 24/11. Theo ông Huỳnh Kim Tước, KH&CN phải đi trước, nhưng không phải chủ trương nào của Sở KH&CN về việc đi trước cũng được doanh nghiệp hưởng ứng. Cụ thể, Sở đã chuẩn bị cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng từ 15 năm trước cho 600 doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, doanh nghiệp ít khi tham dự các buổi giới thiệu công nghệ, bởi họ muốn giải quyết các vấn đề trước mắt thay vì bài toán bền vững.

"Khi đã không giải quyết bài toán bền vững thì sẽ không thấy được những tác động của công nghệ"- ông Tước chia sẻ. Theo ông, bài toán cần giải ở đây là phải thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới: "Sản phẩm nào cũng đều có vòng đời phát triển và suy thoái của nó. Nhưng ít doanh nghiệp nghiên cứu, tìm tòi để sáng tạo ra sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ. Do đó, cần sự chia sẻ tầm nhìn về KH&CN giữa nhà nước và doanh nghiệp".

Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm ĐMST, ứng dụng KH&CN trong DN
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về ĐMST, ứng dụng KH&CN trong DN

Ông Trịnh Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở KH&CN TPHCM - cho biết, nhiều năm qua, thành phố đã có chính sách, cơ chế và cụ thể hóa chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Trong đó có chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước nhằm phát triển sở hữu trí tuệ, quản lý năng suất, chi phí, tiết kiệm năng lượng và nhiều nội dung khác. Giai đoạn 2013-2015, Sở đã triển khai xây dựng chương trình “Ứng dụng KH&CN của doanh nghiệp” tại 91doanh nghiệp nhà nước. Ông Tâm đánh giá, tuy đã có những dấu hiệu tích cực trong việc chuyển đổi KH&CN tại cácdoanh nghiệp nàynhưng vẫn chưa được như kỳ vọng