Việc triển khai hiệu quả Chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Nam Bộ, chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học biển… sẽ được Bộ KH&CN và ĐH Quốc gia TPHCM hợp tác thực hiện trong thời gian tới.

Đây là nội dung của Chương trình Phối hợp công tác giai đoạn 2017 - 2020 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và ĐH Quốc gia TPHCM, vừa được công bố tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học (NCKH) tại TPHCM chiều 21/4.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại Lễ ký kết   Ảnh: MT
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: MT

Theo đó, hai bên sẽ hợp tác triển khai hiệu quả “Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”; các chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học Trái đất và khoa học biển theo thế mạnh của ĐH Quốc gia TPHCM; các hoạt động hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ cho khu vực doanh nghiệp và các nhóm nghiên cứu ứng dụng làm chủ công nghệ.

Hai bên cũng phối hợp lựa chọn, hình thành, đầu tư phát triển một số tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc ĐH Quốc gia TPHCM đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia; phối hợp tổ chức triển khai kịp thời các nhiệm vụ đột xuất đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Bộ KH&CN sẽ hỗ trợ ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện “Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; triển khai các hoạt động về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng như một số chương trình nghiên cứu KH&CN cấp Bộ theo những hướng nghiên cứu mà trường có thế mạnh; nâng cấp Tạp chí Phát triển KH&CN của trường đạt chuẩn quốc tế.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG TP.HCM     Ảnh: MT
Ông Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM phát biểu. Ảnh: MT

Ông Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM bày tỏ, việc ký kết chương trình hoạt động này là cột mốc quan trọng, tạo điều kiện cho trường nói chung và các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên nói riêng có cơ hội thuận lợi trong NCKH, chuyển giao công nghệ. "Sau khi ký kết, trường sẽ triển khai, xây dựng ngay các chương trình, dự án liên quan, gắn với những nội dung ký kết để đảm bảo tiến độ công việc" - ông Huỳnh Thành Đạt cam kết.

Ký kết hợp tác giữa Bộ KH&CN và ĐHQG TP.HCM    Ảnh: MT
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (bên trái) và ông Huỳnh Thành Đạt (bên phải) ký
thỏa thuận hợp tác. Ảnh: MT

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đánh giá cao tính chủ động, sự phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương, quốc tế của ĐH Quốc gia TPHCM. Bộ trưởng cho rằng, hai bên cần phải sát cánh, quyết tâm và có trách nhiệm cao để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động về KH&CN trong thời gian tới.

Bộ trưởng cũng ủng hộĐH Quốc giaTPHCM thực hiện một số chương trình hỗ trợ và mong muốn trong thời gian tới, trường tự chủ, hội nhập, liên kết với doanh nghiệp tốt hơn nữa. Hai bên sẽ bàn cách thức cụ thể để thực hiện chương trình phối hợp công tác. Bộ KH&CN sẽ cùngĐH Quốc gia TPHCM bàn những giải pháp cụ thể, có phản hồi thường xuyên.

k
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (bên trái) và ông Huỳnh Thành Đạt (bên phải) cùng đại diện lãnh đạo hai đơn vị tại lễ thỏa thuận hợp tác. Ảnh: MT

ĐH Quốc gia TPHCM là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Một trong những chủ trương lớn của trường là tập trung xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại. Từ năm 2001 đến nay,ĐH Quốc giaTP.HCM đầu tư xây dựng hệ thống khoảng 80 phòng thí nghiệm trải rộng khắp các lĩnh vực KH&CN trọng điểm... Giai đoạn 2011-2015, có 139 đề tài cấp nhà nước, 691 đề tài cấpĐH Quốc giaTPHCM, 93 đề tài cấp tỉnh thành. Các đề tài, dự án KH&CN rất đa dạng, tập trung vào những chương trình KH&CN trọng điểm.

Mục tiêu của trường là đến năm 2020 trở thành một hệ thống gồm các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp KH&CN mạnh, không khép kín cả về địa giới lẫn hoạt động chuyên môn.ĐH Quốc giaTPHCM phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, là trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ mạnh, góp phần thúc đẩy và định hướng phát triển KH&CN của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.