Chiều 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát của coronavirus mới (nCoV) ở Trung Quốc là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu (PHEIC). Đây là lần thứ sáu trong lịch sử WHO tuyên bố tình trạng này.

Quyết định "gần như được nhất trí [trong cả Ủy ban]", Didier Houssin, chủ tịch Ủy ban khẩn cấp, cho biết trong cuộc họp báo.

Du khách đeo mặt nạ để bảo vệ chống lại coronavirus vào ngày 22/1/2020 tại Quảng Châu, Trung Quốc.

"Lý do chính đằng sau tuyên bố này không phải vì tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, mà là vì tình hình ở các quốc gia khác," Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong buổi họp báo. "Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là khả năng virus lây lan sang các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn và không sẵn sàng đối phó."

"Tuyên bố này không có ý nghĩa là không tin tưởng vào Trung Quốc. Ngược lại, WHO tiếp tục tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc."

Tổng giám đốc Tedros cũng đưa ra các khuyến nghị của Ủy ban khẩn cấp để kiểm soát ổ dịch, bao gồm thúc đẩy phát triển vaccine, thuốc và ngăn chặn tin giả.

Tổng giám đốc Tedros đồng thời nhấn mạnh rằng WHO chống lại việc hạn chế thương mại hoặc đi lại giữa các quốc gia. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các quyết định dựa trên bằng chứng," ông nói. "Tuyên bố này sẽ cho WHO khả năng chất vấn các biện pháp đã được thực hiện bởi một số quốc gia," theo ông Houssin.

Các chuyên gia y tế công cộng khác nhanh chóng hoan nghênh động thái của WHO.

"Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc tế chắc chắn sẽ đánh động các chính phủ trong việc tập trung vào việc bảo vệ công dân," chuyên gia về bệnh truyền nhiễm," theo Jeremy Farrar, người đứng đầu tổ chức Wellcome Trust, một tổ chức từ thiện của U.K. tài trợ cho nghiên cứu y sinh và y tế công cộng.

Một công chức y tế Nga sử dụng các thiết bị ảnh nhiệt để đo nhiệt độ của hành khách từ Trung Quốc đến sân bay quốc tế Novosibirsk.

Nhiều chuyên gia tỏ ra bất đồng với WHO vào tuần trước khi Ủy ban khẩn cấp họp 2 ngày và vẫn chưa thể nhất trí, khiến Tổng giám đốc Tedros phải hoãn đưa ra quyết định. "Tôi nghĩ rằng Tedros nên tuyên bố PHEIC từ tuần trước," Ashish Jha, chuyên gia về sức khỏe toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Harvard T. H. Chan, nói. "Tuy nhiên, tôi không cho rằng sự chậm trễ 1 tuần này đã gây nguy hiểm cho thế giới."

Theo Quy định sức khỏe quốc tế (IHRs), một bộ quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý được thông qua năm 2005, tuyên bố PHEIC cho WHO một số quyền hạn bổ sung đối với các quốc gia thành viên, bao gồm khuyến nghị hạn chế đi lại mà các quốc gia phải tuân theo. Tuy nhiên, WHO có rất ít quyền lực trong việc thực thi các khuyến nghị đó. Trước đây khi dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi, nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới hoặc hạn chế đi lại bất chấp mâu thuẫn trực tiếp với các khuyến nghị của WHO.

Các PHEIC trước đó bao gồm dịch Ebola ở Tây Phi vào năm 2014, dịch Ebola đang diễn ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), dịch cúm năm 2009, bại liệt năm 2014 và virus Zika năm 2016.

Dịch nCoV lần đầu tiên được Trung Quốc công bố vào ngày 31/12/2019, đã lan sang 18 quốc gia.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, đến sáng 31/1, đã có 9.807 người nhiễm bệnh; 213 người trong số này đã thiệt mạng và tất cả đều ở Trung Quốc. Việt Nam hiện có 5 bệnh nhân được ghi nhận nhiễm nCoV, trong đó 2 bệnh nhân người Trung Quốc và 3 bệnh nhân người Việt Nam trở về từ Vũ Hán, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân tránh đi lại, du lịch khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở và đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ; tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng và đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.

Nguồn:

https://www.sciencemag.org/news/2020/01/outbreak-virus-china-declared-global-emergency
https://www.businessinsider.com/who-wuhan-coronavirus-2019-ncov-global-health-emergency-2020-1

https://www.moh.gov.vn/