Các chuyên gia từ Đại học Hokkaido (Nhật Bản) phối hợp với các đồng nghiệp của Đại học Oslo (Na Uy), qua phân tích dữ liệu của các radar đặc biệt đã phát hiện một con sông ngầm dài 1,6 nghìn km có thể chảy dưới lớp băng Greenland.

Nó được gọi là “Dòng sông tối tăm” vì phần lớn dòng chảy từ trung tâm đảo Greenland đến Đại Tây Dương thông qua vịnh hẹp Piterman không có ánh sáng mặt trời.

Hình minh họa. Nguồn: NASA

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trữ lượng lớn nhất của khối băng Bắc Cực lâu năm ngoài khơi bờ biển Greenland đang giảm nhanh hơn gần hai lần so với lớp băng ở các khu vực khác của Bắc Cực. Các chuyên gia từ Đại học Toronto phát hiện ra khối lượng tích tụ băng lâu năm lớn nhất ở vùng phía Tây và Đông (được các nhà khí hậu học gọi là “Biển băng cuối cùng”) đang giảm mạnh độ dày, giảm 1,5 m so với năm 1979. Theo quan sát, do dòng sông ngầm này xuất hiện, tốc độ tan chảy của băng lâu năm ở Bắc Cực đã tăng cao hơn khoảng hai lần so với các khu vực dễ tiếp cận hơn của Bắc Cực.

Nguồn:https://www.independent.co.uk/news/science/greenland-ice-sheet-dark-river-subglacial-melt-american-geophysicial-union-a9251541.html