Ngày 15/2/2019, nhà khí tượng học Kelvin Droegemeier nhấn mạnh vào sự quan trọng của đầu tư cho nghiên cứu của giới tư nhân ngay trong buổi thuyết trình đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.

Bell Labs là một điển hình của Mỹ về tư nhân đầu tư cho khoa học. Nguồn: Bảo tàng lịch sử máy tính
Bell Labs là một điển hình của Mỹ về tư nhân đầu tư cho khoa học. Nguồn: Bảo tàng lịch sử máy tính

Ông mong muốn ngành công nghiệp đảm nhận vai trò lớn hơn trong đầu tư vào nghiên cứu với mục tiêu cuối cùng là đánh dấu sự khởi đầu của “kỷ nguyên vàng thứ hai” của khoa học Mỹ. Việc tăng cường hợp tác giữa các lĩnh vực công và tư cũng như giảm thiểu gánh nặng điều tiết ngân sách cũng có thể là điều quan trọng để giữ cho nước Mỹ ở vị thế dẫn đầu toàn cầu trong khoa học

“Đây là thời điểm thuận lợi nhất trong lịch sử để cùng nhau đầu tư vào khoa học”, Droegemeier nói tại buổi họp thường niên của Hiệp hội vì nền khoa học tiên tiến Mỹ (AAAS) tại Washington DC. “Chúng ta chưa từng có một vị thế tốt hơn bây giờ để giữ vững vai trò lãnh đạo toàn cầu trong KH&CN.”

Droegemeier nói chính quyền Trump tập trung vào cải thiện năng lực chuyển đổi kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hàn lâm thành các sản phẩm có khả năng thương mại hóa, điều vốn đòi hỏi sự hợp tác lớn hơn giữa chính quyền liên bang, ngành công nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận. Việc đầu tư của giới tư nhân vào nghiên cứu cơ bản đã tăng lên trong vài năm trở lại đây, thậm chí vào năm 2015 còn vượt qua ngân sách liên bang đầu tư cho khoa học. Dữ liệu do AAAS chung cấp cho thấy chi tiêu của chính phủ cho khoa học đã không tăng kể từ năm 2004.

Để giải quyết việc kết hợp đầu tư cho khoa học giữa lĩnh vực công và tư, Droegemeier cho rằng, cả hai bên cần phải làm việc cùng với nhau để tạo lực đẩy tốt hơn cho các nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm của mình. “Mỹ thực sự đã bước vào kỷ nguyên vàng thứ hai trên mặt tiền KH&CN” – lần đầu là sự bùng nổ của nghiên cứu trong suốt và sau Thế chiến thứ Hai.

Khi Liên bang Xô viết phóng Sputnik – vệ tinh đầu tiên trên thế giới vào năm 1957, chỉ có Chính phủ Mỹ mới có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ và bắt kịp họ. Droegemeier nói, ngày nay cần nhiều đầu tư từ lĩnh vực tư hơn nữa. Ông kêu gọi sự trở lại của các phòng thí nghiệm nghiên cứu như Bell Labs danh tiếng, từng phát triển các transistor và tia laser, tương tự như “các viện nghiên cứu Alpha” của tập đoàn Alpha Group (Ấn Độ) có thể nghiên cứu về những vấn đề lớn như các loại bệnh truyền nhiễm và biến đổi khí hậu, ông so sánh.

Các ưu tiên của chính quyền Trump, Droegemeier nói, là loại bỏ những gì chính quyền coi là không cần thiết và những rào cản về mặt hành chính để tạo điều kiện tốt nhất cho khoa học.