Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Icarus, thực hiện bởi đại học Central Florida – UCF (Orlando, Mỹ) cho rằng nguyên nhân sao Diêm vương không được coi là một hành tinh là không hợp lý.

Năm 2006, Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU – International Astronomy Union) bao gồm các chuyên gia thiên văn học, đã đưa ra định nghĩa một hành tinh phải đáp ứng yêu cầu là thực thể “thống trị” quỹ đạo của mình. Nói cách khác, một hành tinh phải có trọng lực lớn nhất trong số các thực thể trong quỹ đạo của mình.

Diêm Vương tinh có phải là một hành tinh hay không? Ảnh: NASA.

Diêm Vương tinh có phải là một hành tinh hay không? Ảnh: NASA.

Đối chiếu với những yêu cầu này, sao Diêm vương không được xếp loại là một hành tinh vì nó nằm trong vành đai Kuiper, phần quỹ đạo mở rộng của sao Hải Vương và chịu ảnh hưởng từ trọng lực từ hành tinh này. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu mới đây- nhà khoa học hành tinh Philip Metzger từ UCF- đã khẳng định tiêu chuẩn phân loại hành tinh này không được áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu.

Trong số các văn bản khoa học trong vòng 200 năm trở lại đây được Metzger nghiên cứu, chỉ có duy nhất một văn bản từ năm 1802 áp dụng định nghĩa phân loại hành tinh của IAU. Tuy nhiên, các luận điệu sử dụng trong nghiên cứu này đã được chứng minh là sai lầm và bị bác bỏ. Ông còn dẫn chứng việc các nhà khoa học đã gọi hai mặt trăng Titan thuộc sao Thổ và Europa thuộc sao Mộc là các hành tinh kể từ thời Galileo.

Metzger nói rằng, định nghĩa của IAU đã xác định đối tượng cơ bản của khoa học hành tinh – chính là các hành tinh – theo một tiêu chỉ không nghiên cứu nào dùng đến. Cơ chế xác định này sẽ khiến các nhà khoa học tiếp tục bỏ qua đối tượng nghiên cứu phức tạp và thú vị thứ hai trong hệ mặt trời là sao Diêm vương. Nghiên cứu đã liệt kê được danh sách hơn 100 trường hợp các nhà khoa học sử dụng cụm từ “hành tinh” trái với định nghĩa của IAU. Nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng chúng, đơn giản vì chúng hữu ích. Thêm nữa, ông cho rằng IAU đã không định nghĩa rõ ràng khái niệm một hành tinh “thống trị” quỹ đạo. Nếu theo đúng ngữ nghĩa do IAU đề ra thì sẽ không còn hành tinh nào tồn tại nữa, vì không có hành tinh nào thực sự “thống trị” quỹ đạo của mình.

Việc đối chiếu các văn bản cho thấy sự phân biệt các hành tinh và thực thể ngoài không gian, ví dụ như các tiểu hành tinh, xuất hiện vào những năm 1950, khi Geral Kuiper đăng tải bài báo nói về cách phân biệt dựa trên sự hình thành của các thực thể. Tuy nhiên, đồng tác giả nghiên cứu Kirby Runyon thuộc Viện Vật lý học Ứng dụng Đại học John Hopkins nói rằng định nghĩa của IAU là một khẳng định lịch sử sai lầm, và sao Diêm vương đã bị nhận định sai.

Nghiên cứu đề xuất rằng định nghĩa về một hành tinh nên dựa trên các đặc tính sẵn có của nó, thay vì các yếu tố không cố định như động lực quỹ đạo. Metzger khuyên nên phân loại hành tinh dựa trên kích cỡ của nó, xem trọng lực có đủ lớn để tạo thành hình cầu cho vật thể không.

Sao Diêm vương đáp ứng yếu tố trên khi có đại dương ngầm, khí quyển đa tầng, các hợp chất hữu cơ trên bề mặt, tồn tại dấu tích các hồ cổ đại và có nhiều mặt trăng quay quanh. Các đặc điểm này khiến sao Diêm vương sinh động hơn sao hỏa rất nhiều và chỉ thua Trái Đất về độ phức tạp địa lý.

Nguồn: https://phys.org/news/2018-09-pluto-reclassified-planet.html#jCp