Đến một tổ chức lớn như NASA cũng không tránh khỏi những vụ lừa đảo.

Vào 2009 và 2011, NASA đã thất bại trong nhiệm vụ phóng tên lửa mang tên Glory và Đài quan sát Carbon, được cho là do lỗi kỹ thuật. Thành phần chính gặp vấn đề mang tên 'Cấu trúc vỏ sò', dùng để gắn kết giữa tên lửa và các vệ sinh cần được phóng lên.

Và đến nay sau một thời gian dài nghiên cứu thì cuối cùng NASA cũng đã tìm ra nguyên nhân, đó là vật liệu nhôm được sử dụng cho thành phần này không đạt tiêu chuẩn. Bên chịu trách nhiệm cho vụ việc này là một công ty sản xuất mang tênSapa Profiles, Inc.

NASA vừa phát hiện bị một công ty lừa bán cho linh kiện đểu suốt 20 năm qua - Ảnh 1.

NASA cùngBộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tìm hiểu ra rằngSapa Profiles đã bỏ qua rất nhiều công đoạn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình. Trong vòng 2 thập kỷ liên tiếp, nhân viên của công ty này đã làm giả, thay thế số liệu của rất nhiều giấy tờ trong quá trình thử nghiệm, do vậy các sản phẩm xuất xưởng của họ thường không đạt yêu cầu.

Tai hại hơn, sản phẩm của họ lại được sử dụng vào những dự án rất quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó là các nhiệm vụ Vũ trụ của NASA. Theo đó, hãng làm vậy vì muốn hưởng lợi nhuận lớn, đến cả các nhân viên cũng không muốn kiểm tra sản phẩm vì muốn có tiền thưởng từ số lượng sản phẩm họ làm được.

NASA vừa phát hiện bị một công ty lừa bán cho linh kiện đểu suốt 20 năm qua - Ảnh 2.

Giám đốc của NASA Jim Norman tạiWashington giải thích vì sao chất lượng sản phẩm của các nhà cung ứng rất quan trọng với các nhiệm vụ của họ:

NASA hoạt động dựa vào lòng tin với các nhà cung ứng. Mặc dù chúng tôi cũng có thử nghiệm lại một số thiết bị sử dụng, nhưng không thể thực hiện được quy trình này với tất cả mọi thứ. Đây là lý do tại sao chúng tôi phải bỏ một số tiền lớn để các nhà cung ứng tự kiểm tra thiết bị trước khi bán ra.

Khi các thiết bị không được kiểm tra một cách kĩ càng, các nhiệm vụ của NASA cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Trong 2 lần phóng thất bại của 2009 và 2011, chúng tôi đã mất số tiền lên tới 700 triệu USD, và rất nhiều thời gian của các nhà khoa học. Và trong những trường hợp này, lòng tin của chúng tôi đã bị nhà cung ứng phản bội.

Sapa Profiles đã đồng ý bồi thường cho NASA số tiền là 46 triệu USD, quá nhỏ so với tổn thất 700 triệu USD mà NASA phải ứng chịu. Công ty này cũng đã ngừng cung ứng sản phẩm cho các công ty của chính phủ Mỹ bắt đầu từ ngày 30 tháng 9 năm 2015.