Hôm thứ Bảy (14/04/2018), một tên lửa đẩy Atlas V của Liên minh phóng vệ tinh (ULV) đã đưa hai vệ tinh của Không lực Hoa Kỳ lên quỹ đạo.

Đây được xem như một trong những nỗ lực nhằm cải thiện năng lực thông tin liên lạc qua vệ tinh quân sự và thiết kế thế hệ phương tiện du hành vũ trụ mới.

Mỹ phóng hai vệ tinh quân sự lên quỹ đạo trong một sứ mạng quan trọng đối với Không lực nước này. Ảnh: Live Science

Mỹ phóng hai vệ tinh quân sự lên quỹ đạo trong một sứ mạng quan trọng đối với Không lực nước này. Ảnh: Live Science

Tên lửa Atlas V được phóng vào hồi 7:13 chiều (giờ miền Đông Hoa Kỳ, tức 23:13 giờ GMT) từ Khu phức hợp phóng tàu vũ trụ số 41 tại Căn cứ Không quân Canaveral, bang Florida. Trong sứ mệnh của Bộ tư lệnh chỉ huy Không lực Hoa Kỳ, Atlas 5 AFSPC-11 sẽ mang theo một vệ tinh thông địa tĩnh CBAS (Continuous Broadcast Augmenting SATCOM) cùng một vệ tinh thí nghiệm địa tĩnh tăng cường EAGLE (ESPA Augmented GEO Laboratory Experiment)

EAGLE sẽ mang theo nhiều thiết bị, gồm một vệ tinh nhỏ khác gọi là Mycroft, được thiết kế cho nhiệm vụ đánh giá công nghệ tự kiểm tra trên vệ tinh – một viên chức Không lực Mỹ cho biết.

Không lâu sau khi Atlas V cất cánh, ULA đã tắt video truyền hình trực tiếp theo yêu cầu của Không lực, một thông lệ trong hoạt động phóng tên lửa quân sự. Khoảng 5 tiếng rưỡi sau khi cất cánh, hai vệ tinh sẽ bắt đầu tách khỏi tên lửa đẩy để tiến vào quỹ đạo địa tĩnh trên độ cao 22,236 dặm (35,786 km) so với Trái Đất, nơi mà từ đó chúng có thể quan sát khu vực tương ứng trên hành tinh.

CBAS được thiết kế cho mục đích mở rộng khả năng liên lạc qua vệ tinh quân sự thông qua tiếp âm giữa các sĩ quan cao cấp với chỉ huy trên chiến trường – ULA cho biết. “Sứ mệnh của CBAS là để tăng cường khả năng liên lạc qua vệ tinh quân sự sẵn có và truyền dữ liệu về liên tục thông qua các liên kết trong không gian."

Trong khi CBAS chiếm phần lớn tải trọng mà Atlas 5 mang theo, EAGLE được treo ngay bên dưới. EAGLE là một phòng lab thí nghiệm trong Chương trình nghiên cứu bay của Không lực, được thiết kế để chứng minh những phương tiện du hành có điều khiển ESPA có khả năng mang theo hay triển khai đến 6 thiết bị khác – ULA tuyên bố. “Những thí nghiệm trên EAGLE sẽ mang tới các công nghệ mới cho mục đích dò tìm và xác định sự bất thường trong hệ thống, như các biến cố thời tiết vũ trụ và nhận biết các vụ va đập nhờ những vi thiên thạch.” Một trong những thiết bị mà EAGLE mang theo là Mycroft – vệ tinh nhỏ được Phòng Lab nghiên cứu của Không lực (AFRL) chế tạo, được thiết kế có khả năng bay ra khỏi tàu mẹ để kiểm tra các công nghệ và kỹ thuật trong việc nhận biết về những tình huống xảy ra [trong vũ trụ]

“Mycroft sẽ khám phá ra cách thức giúp cải thiện khả năng nhận biết và định vị các vật thể trong không gian”, một thành viên của AFRL tuyên bố. Để làm được điều đó, Mycroft sẽ phải tách khỏi EAGLE và bay xa hơn 21 dặm (35 km), sau đó tìm cách quay trở lại trong vòng 1 km. Mycroft được kỳ vọng sẽ duy trì hoạt động trên quỹ đạo trong khoảng 18 tháng. Sau đó, nó và tàu mẹ EAGLE “sẽ bị bỏ lại an toàn” ở giai đoạn cuối của sứ mạng – theo AFRL.