Các nhà khoa học Anh dự đoán cực từ Trái Đất có thể đảo chiều trong 2.000 năm tới, kéo theo những tác động xấu tới cuộc sống con người.

Từ trường của Trái Đất hiện nay đang có dấu hiệu thay đổi, giảm với tỷ lệ 5% sau mỗi thế kỷ, International Business Times hôm 30/1 đưa tin. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds, Anh, đây có thể là dấu hiệu cho thấy từ trường sẽ bị đảo ngược trong vòng 2.000 năm tới, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại. Tuy nhiên, hiện tượng này rất khó để dự đoán chính xác.

Đảo cực địa từ là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất. Ảnh: iStock. Đảo cực địa từ là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất. Ảnh: iStock.
Đảo cực địa từ là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất. Ảnh: iStock. Đảo cực địa từ là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất. Ảnh: iStock.

Trong 20 triệu năm qua, từ trường của Trái Đất đảo cực trung bình theo chu kỳ từ 200.000 - 300.000 năm/lần. Tuy nhiên, lần Trái Đất bị đảo cực địa từ gần đây nhất đã diễn ra cách đây khá lâu, khoảng 780.000 năm trước. Đôi khi, từ trường tạm thời bị đảo ngược, sau đó quay trở lại trạng thái ban đầu như hiện tượng xảy ra cách đây 40.000 năm, trong sự kiện gọi là Laschamp.

Từ trường đảo cực là một quá trình xảy ra trong hàng trăm năm, liên quan đến sự thay đổi chuyển động củakim loạilỏngtronglòng Trái Đất. Khi đó, khả năng bảo vệ của từ trường Trái Đất sẽ thấp hơn 10 lần thông thường, khiến nhiều bức xạ gây hại như gió Mặt Trời và tia vũ trụ tiếp cận Trái Đất nhiều hơn. Nếu lượng lớn bức xạ này chiếu xuống mặt đất trong một khoảng thời gian dài, nhiều khu vực sẽ trở thành nơi không thể sinh sống được.

Ngay cả việc từ trường yếu đi một chút cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các vệ tinh bay trên quỹ đạo, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng không, hệ thống GPS, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, lưới điện trên mặt đất và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

Điều này nghe có vẻ là một viễn cảnh ảm đạm, nhưng nếu dự đoán trước được hiện tượng từ trường đảo cực, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để hạn chế những tác động xấu mà nó gây ra.

Ví dụ, các công ty có thể sản xuất loại vệ tinh mới chịu được thời tiết vũ trụ khắc nghiệt, đồng thời gắn thêm các lớp bảo vệ bổ sung cho những vệ tinh hiện có. Trong khi đó, chính phủ của các quốc gia cũng cần bắt đầu lên kế hoạch cho tất cả những tình huống có thể xảy ra, bao gồm việc giáo dục cho công chúng biết về hiện tượng này.