Bệnh lậu là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như giang mai, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính, do song cầu khuẩn gây nên, đây là một loại trưc khuẩn gram âm có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae.

Triệu chứng của bệnh lậu

- Nam giới:

+ Có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ.

+ Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết.

+ Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó, chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục.

+ Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt.

+ Viêm niệu đạo toàn bộ : khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10-15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên.


Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới. Ảnh minh họa.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới. Ảnh minh họa.

- Nữ giới:

+ Đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu.

+ Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.

+ Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).

+ Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến.

+ Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu.

- Trẻ sơ sinh: Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sanh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sanh.

Viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh.
Viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh.

Đường lây truyền bệnh lậu

- Chủ yếu lây truyền qua đường tình dục (95%) khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Quan hệ tình dục không an toàn, giao hợp với người đã bị nhiễm khác giới hoặc đồng giới. Quan hệ tình dục với càng nhiều người, nguy cơ mắc bệnh lậu càng cao.

Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.

- Ngoài ra, lậu có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp, từ mẹ sang con hoặc qua các dụng cụ y tế không được đảm bảo vô trùng...

Điều trị bệnh lậu

- Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh. Vì vậy, cần điều trị sớm.

- Điều trị đúng thuốc – đủ liều.

- Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.

- Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.

Nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khỏe khi mắc bệnh lậu.
Nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khỏe khi mắc bệnh lậu.

- Chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).

- Có thể dùng một trong các thuốc tiêm hoặc thuốc uống hoặc kết hợp cả hai tùy vào tình trạng bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.