Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến số người nhập viện vì đột quỵ tăng mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ có thể kiểm soát được nếu chúng ta có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình trong đó phải kể đến là các nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể.

Đột quỵ là sự gián đoạn việc cung cấp máu cho não bộ gây ra bởi sự tắc nghẽn các mạch máu, nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của não bộ. Tùy vào khu vực não bị ảnh hưởng, nó có thể để lại các di chứng như liệt, nói ngọng, mất tri giác, có thể gây ra các vấn đề về nhận thức, suy giảm sự vận động vật lý hoặc khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt đột quỵ gây tỷ lệ tử vong rất nhanh.

>> Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu nếu không muốn rước họa vào thân

Nhiều người không biết rằng thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố nguy cơ, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhưng cũng có thể là “người đồng hành” phòng ngừa căn bệnh này, hay thậm chí hỗ trợ cơ thể con người “chữa lành” sau một cơn đột quỵ.

>> Xem thêm: Clip: Cách làm sấu ngâm đường ngon như người Hà Nội

Đột quỵ được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất bởi nó thường xảy ra mà không có cảnh báo trước nào, và hậu quả để lại của căn bệnh này rất nặng nề. Trong điều trị căn bệnh đột quỵ, có một số thuốc có tác dụng hòa tan các cục máu đông, nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch máu não, nhưng để đem lại hiệu quả, người bệnh cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Các dấu hiệu của đột quỵ

- Liệt một bên mặt, đôi khi thoáng qua.

- Khó đi lại (chóng mặt, mất thăng bằng, vv)

- Khó nói

- Tê, yếu (đặc biệt là ở một bên của cơ thể)

- Đột nhiên mất khả năng nhìn.

- Nhức đầu dữ dội đột ngột.

Người ta cho rằng có đến 80% các cơn đột quỵ có thể phòng ngừa nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đầy đủ vitamin nhất là vitamin D, và thực hiện lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ gây ra đột quỵ.

Những thực phẩm làm giảm nguy cơ gây đột quỵ

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và đột quỵ. Cải thiện sức khỏe tổng thể, duy trì một trọng lượng cân đối, khỏe mạnh là mục đích để căn bệnh nguy hiểm này phải tránh xa. Tuy nhiên ăn uống lành mạnh là thế nào và cách thức ra sao không phải ai cũng biết. Nó không chỉ là việc lựa chọn thực phẩm mà còn là sự cân bằng trong dinh dưỡng, đảm bảo lượng calorie cho cơ thể mỗi người. Nhưng nói chung việc nạp vào cơ thể các loại thực phẩm cần tuân thủ các khuyến cáo như:

- Ăn nhiều thực phẩm từ thực vật như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại hạt.

- Ăn hải sản nhiều hơn, ăn thịt gia cầm và trứng thay vì thịt đỏ.

- Hạn chế lượng natri, chất béo rắn, thêm đường và ngũ cốc tinh chế.

- Tăng lượng calories bạn đốt cháy thông qua các hoạt động thể chất.

Để duy trì một sức khỏe tốt, phòng chống các bệnh mạn tính hay đột quỵ cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm giàu Folate

Đậu không chỉ là loại quả giàu đạm thực vật mà còn là loại quả cực kỳ tốt cho việc bảo vệ bộ não của bạn. Chúng giàu các vitamin nhóm B "folate", hay còn gọi là axit folic. Theo một nghiên cứu kéo dài 20 năm trên 10.000 người lớn đã kết luận những người có một chế độ ăn giàu folate làm giảm nguy cơ đột quỵ tới 20%. Các thực phẩm giàu fotale được biết đến hàng ngày như : Đậu, đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, bơ, đậu bắp, các loại hạt, củ cải, cà rốt....

Yến mạch, hạnh nhân, đậu nành

Đây là ba trong số những thực phẩm có thể đem đến cho cơ thể bạn một mức mỡ máu hoàn hảo, là những loại thực phẩm cơ bản tạo nên một chế độ ăn giảm cholesterol. Điều này đã được chứng minh bởi các nhà nghiên cứu ở Toronto, Canada. Sự kết hợp của các loại thực phẩm trên có thể làm giảm LDL ( cholesterol xấu) trong máu, nguyên nhân gây ra các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, gây đột quỵ.

Cá là thực phẩm tuyệt vời nhất là với những người bị bệnh tim mạch. Mỗi người nên ăn 3 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là cá hồi, điều này giúp bảo vệ bạn khỏi các cơn đột quỵ. Khi bắt đầu ăn cá hoặc bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn ít thịt và các thực phẩm chế biến. Các chất béo bão hòa trong thực phầm chế biến gây chứng xơ vữa động mạch, làm cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Trong khi đó chất béo omega 3 từ cá đặc biệt là cá ngừ, cá thu, cá hồi giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, làm thành mạch máu vững chắc, ít có khả năng tạo cục máu đông. Một nghiên cứu kéo dài 12 năm của Trường đại học Y Harvard trên gần 5.000 người lớn từ 65 tuổi trở lên cho thấy ăn cá 1-4 lần mỗi tuần giảm nguy cơ đột quỵ 27%.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Một lý do các loại trái cây và rau quả là rất hữu ích đối với đột quỵ là vì chúng là nguồn thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch. Trong các loại thực phẩm chống oxy hóa – chống các gốc tự do gây bệnh- các chất thường được biết đến nhiều nhất là beta caroten, vitamin E, C và selen. Do vậy những thực phẩm có màu đỏ như cà rốt, cà chua, ớt chuông hay các loại hoa quả giàu vitamin C như họ cam quýt đều được xếp vào hàng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

Thực phẩm giàu kali

Các chuyên gia y tế thống nhất cho rằng, đối với những người huyết áp thấp, không có khả năng bị đột quỵ. Việc duy trì huyết áp ổn định cũng là một trong những biện pháp giảm nguy cơ gây đột quỵ. Người ta đã chứng minh được rằng, kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não bộ hoạt động. Nếu hàm lượng kali trong cơ thể cao cho phép oxy đến não nhiều hơn, kích thích hoạt động thần kinh, tăng khả năng nhận thức. Ngoài ra kali còn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm cho các mạch máu thư giãn, cho phép máu lưu thông và khó có khả năng gây ra một cơn đột quỵ. Do đặc tính giãn mạch có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của các mạch máu, (một trong những nguyên nhân chính gây cao huyết áp), kali rất hữu ích trong việc điều chỉnh huyết áp, cân bằng nồng độ natri, và giảm nguy cơ bệnh tim và tăng huyết áp.

Những thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập, và thậm chí ngăn chăn một số bệnh liên quan đến động kinh.

Thực phẩm bổ sung magiê

Magiê được biết đến là chất có khả năng loại bỏ cục máu đông như sau các chấn thương, làm giãn mạch máu. Các nhà nghiên cứu Bỉ đã chứng minh rằng , một người bình thường bổ sung 300 mg magiê mỗi ngày trong vòng 6 tháng có thể giảm 3 điểm huyết áp tâm trương. Điều này đồng nghĩa với việc hạ thấp nguy cơ gây đột quỵ do cao huyết áp. Ở một cơ thể sức khỏe không tốt, mạch máu có nhiều mảnh nhỏ của cục máu đông, có thể dẫn đến đột qụy, đau tim. Magiê giúp giảm thiểu và xóa dư thừa tích tụ, các mảng bám động mạch, giữ cho tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm chứa lượng cao magiê bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, đậu, và hải sản như cá bơn và cá thu. Ngoài ra có một số loại thực phẩm khác có chứa hàm lưng cao magiê bao gồm ca cao, hạt điều, hạt bí ngô, bông cải xanh, atisô, đậu bắp, rau bina....