Dọc mùng còn gọi là rọc mùng, hay được dùng để nấu canh chua hay ăn kèm để giảm ngán khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm.

Những tác hại ít biết của dọc mùng

Dọc mùng một loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, thường được xuất hiện nhiều trong các bữa ăn trong gia đình, và chủ yếu xuất hiện trong những món canh chua. Ngoài là một loại thực phẩm thơm ngon, dọc mùng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chế biến đúng cách cũng mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.

Thông thường, tất cả các loại thực phẩm nếu như quá lạm dụng hoặc không được chế biến đúng cách đều mang lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

nhung-tac-hai-it-biet-cua-doc-mung-giadinhvietnam.com 1

Nếu chế biến dọc mùng không đúng cách có thể gây hại sức khỏe

Dọc mùng thường có chứa các chất gây ngứa cho cơ thể, chính vì thế trước khi chế biến dọc mùng bạn cần sử thật sạch dọc mùng, nên ngâm trong nước muối từ 10 đến 15 phút.

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người ăn nhiều dọc mùng làm tăng acid uric trong máu chỉ khoảng 15%. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng của bệnh gout, sưng nóng các khớp sau một bữa ăn canh chua dọc mùng.

Chính vì thế, người mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng (đặc biệt là dọc mùng muối chua) để tránh tình trạng bệnh trở nặng thêm.

Những lợi ích sức khỏe của dọc mùng

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol cũng như cản trở chất được hấp thu vào ở trong ruột.

Cứ 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo.

Tác dụng chủ yếu của dọc mùng trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng tốt cho những người thừa cân muốn giảm cân.