Mặt trăng có một sức mạnh vô cùng kì diệu. Nó có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc và cả sức khỏe của bạn.

Nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng ánh sáng của mặt trăng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể.
Nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng ánh sáng của mặt trăng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể.

1. Mất ngủ
Nếu bạn thường xuyên thấy mất ngủ vào những đêm trăng tròn thì không có gì đáng ngạc nhiên cả. Một nghiên cứu của Thụy Sỹ công bố trên tờ Current Biology phát hiện thấy rằng vào những đêm trăng tròn con người thường ngủ ít hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn và mất nhiều thời gian để bắt đầu giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, nồng độ melatonin cũng được sản sinh ít. Lý giải cho điều này, nhiều nhà khoa học cho biết có thể do ánh sáng của mặt trăng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cũng chứng minh rằng con người thường ngủ ít hơn vào những ngày trăng tròn.

2. Cảm thấy khó chịu
Không phải ngẫu nhiên mà từ “lunacy” (hành động mất trí, điên rồ) lại có gốc Latin “luna” (mặt trăng). Truyền thuyết kể lại rằng khi mặt trăng tròn gây ra hưng phấn cho người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lưỡng cực và gây căng thẳng tâm lý đối với những người thiếu ngủ. Tuy nhiên, theo một báo cáo của UCLA trong tạp chí về Tác nhân rối loạn, những biến đổi tâm trạng chủ yếu do cách mặt trăng chiếu sáng trên trời, tạo ra nhiều chu kỳ mất ngủ hơn và khiến đầu óc con người tỉnh táo.
Nhưng ánh sáng của mặt trăng cũng có thể làm giảm sự sợ hãi và sự vắng mặt của chúng cũng mang đến tâm trạng chán nản, thất vọng. Một nghiên cứu khác của Pháp cho biết tỉ lệ những người tự tử vào thời gian trăng tròn ít hơn vào thời gian trăng non. Và nghiên cứu của Đức đã chứng minh tỉ lệ tự tử ở nam giới dưới 40 tuổi cũng tăng nhẹ trong thời kỳ trăng non.

3. Kích động lòng ham muốn
Lực hấp dẫn của mặt trăng vô cùng mạnh mẽ, chỉ cần quan sát thủy triều chúng ta cũng thấy được điều đó. Do vậy, giả định mặt trăng ảnh hưởng đến những dòng chảy trong cơ thể như máu, chất nhày và hóa chất trong não là hoàn toàn hợp lý. Một nghiên cứu năm 2004 công bố trong tạp chí International Journal of Nursing Practice cho thấy số lượng các ca nhập viện liên quan đến xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể trong thời kỳ trăng tròn.
Năm 2013, một nghiên cứu được công bố trên tờ “Interactive Cardiovascular and Thoratic Surgery” quan sát kết quả của 210 bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật chữa trị đứt động mạch chủ nguy hiểm đến tính mạng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những bệnh nhân được phẫu thuật trong thời kỳ trăng tròn có tỉ lệ tử vong ít hơn 79% so với trong thời kỳ trăng non. Và thời gian phục hồi nằm trong viện ngắn hơn đối với những bệnh nhân phẫu thuật thời kỳ trăng tròn.

4. Tác động lên tỉ lệ sinh

Có phải tỉ lệ sinh thường tăng mạnh trong thời kỳ trăng tròn?
Có phải tỉ lệ sinh thường tăng mạnh trong thời kỳ trăng tròn?

Dân gian xưa thường truyền tai nhau rằng tỉ lệ sinh tăng mạnh trong thời kỳ trăng tròn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã công bố một dữ liệu phân tích trong vòng 5 năm của hơn 167.000 ca sinh tại Phoenix và không tìm thấy một mối liên kế nào giữa tỉ lệ sinh với mặt trăng hay giới tính của em bé.

5. Hiện tượng co giật
Một nghiên cứu của Brazil công bố tại Epilepsy & Behavior dựa vào những trường hợp chết đột tử do chứng co giật trong hơn 8 năm cho thấy khoảng 70% các ca tử vong đều xảy ra vào ngày trăng tròn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy trăng tròn mặc dù không ảnh hưởng đến chứng động kinh nhưng nó cũng liên quan tới cơn co giật không động kinh.

Một cuộc điều tra được tiến hành năm 2013 cho thấy số lượt tìm kiếm các trang web liên quan đến bệnh động kinh tăng 11% trong thời kỳ trăng tròn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ánh sáng của mặt trăng dẫn đến mất ngủ nên mọi người thường tìm kiếm thông tin mạng vào ban đêm. Tương tự, khảo sát dữ liệu co giật năm 2008 cho thấy tỉ lệ này giảm xuống khi trời có nhiều mây và các nhà nghiên cứu cho rằng ánh sáng của mặt trăng chính là thủ phạm gây ra tình trạng này.