Có lẽ phân người chẳng xa lạ gì với tất cả chúng ta nhưng ít ai biết rằng quá trình cơ thể tạo ra nó có những điều hết sức lạ lùng. Hãy cùng tìm hiểu về những điều thú vị đang xảy ra trong cơ thể chúng ta.

Nguyên liệu chủ yếu của phân không phải từ thức ăn

Thức ăn không phải là nguyên liệu chủ yếu hình thành phân. Ảnh minh hoạ.
Thức ăn không phải là nguyên liệu chủ yếu hình thành phân. Ảnh minh hoạ.

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta bài tiết ra khoảng 150gr phân. Tuy nhiên, khác với nhiều người vẫn nghĩ, thức ăn không phải là nguyên liệu chủ yếu tạo thành phân. Đa số thành phần tạo ra phân là các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa bong ra, dịch tiêu hóa và các vi khuẩn phát triển trong ống tiêu hóa (vi khuẩn chiếm đến 40% khối lượng phân ). Vì thế, thành phần của phân ít chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn.

Phân có thể đi ngược trở lại trong ống tiêu hóa

Trong ruột già, phân không chỉ đi theo một chiều duy nhất mà còn có thể đi ngược lại. Hiện tượng này được gọi là các sóng phản nhu động. Sóng này bắt đầu từ trực tràng lan đến đoạn đầu của ruột già.

Khi phân đã đến gần hậu môn mà chưa gặp điều kiện thuận lợi để đại tiện thì chính phản nhu động này sẽ đẩy phân ngược trở lại làm mất cảm giác buồn đại tiện trong một thời gian. Nhờ hiện tượng này mà phân có thể được lưu giữ trong ruột già khá lâu, có khi lên tới 36 giờ.

Ăn, uống nước, uống thuốc qua đường... hậu môn

Màu của phân có nguồn gốc từ... hồng cầu. Ảnh minh hoạ.
Màu của phân có nguồn gốc từ... hồng cầu. Ảnh minh hoạ.

Nếu đã là fan của kênh truyền hình Discovery, bạn có thể đã xem được chương trình của nhà thám hiểm Bear Jr. Grew. Khi anh đi trong sa mạc, do không có nước uống, anh đã sử dụng một chai nhựa để bơm phân lạc đà vào hậu môn mình.

Nhiều người cho rằng, đây là hành động khá điên rồ. Thế nhưng, trong tình huống đó, Grew đã làm đúng, bởi các niêm mạc ruột già có khả năng hấp thu lượng nước còn lại trong phân (và có thể là phân của con lạc đà) để nuôi cơ thể. Lớp niêm mạc này cũng là hàng rào chống lại các vi khuẩn xâm nhập.

Lơi dụng tính chất này, người ta có thể nuôi ăn cho bệnh nhân bằng cách thụt một ống nuôi qua hậu môn rồi nhỏ từ từ chất dinh dưỡng vào.

Màu của phân có nguồn gốc từ... máu

Phân và máu có vẻ chẳng liên quan gì với nhau. Nhưng trên thực tế, màu vàng nâu của phân lại có nguồn gốc từ các hồng cầu già trong máu.

Bình thường, hồng cầu có thể sống được khoảng 120 ngày. Sau đó, chúng được lá lách tiêu hủy. Tại đây, hợp chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu là Hemoglobin bị phân giải. Các chất phân giải của Hemoglobin sẽ được đưa vào gan và biến thành sắc tố mật.

Trong ruột, sắc tố mật bị chuyển hóa thành một hợp chất màu vàng nâu. Chất này chính là chất tạo nên màu đặc trưng của phân.