Bệnh ung thư trực tràng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ và thứ 3 ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, dạ dày, gan. Vậy, những ai dễ mắc bệnh ung thư này?

Ngày 4/11, các trang báo mạng Việt Nam đồng loạt đưa tin cựu thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường Trần Lập bị chẩn đoán ung thư trực tràng. Vậy triệu chứng căn bệnh này là gì và ai dễ mắc nó?

Những người có dấu hiệu sau dễ bị mắc ung thư trực tràng:
1. Chướng bụng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng.
Nhạc sỹ Trần Lập chia sẻ ảnh anh trong bệnh viện sau khi được chẩn đoán bị ung thư trực tràng.
Nhạc sỹ Trần Lập chia sẻ ảnh anh trong bệnh viện sau khi được chẩn đoán bị ung thư trực tràng.

2.Táo bón. Đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần là triệu chứng của táo bón. Táo bón được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thay đổi chế độ ăn hay tập luyện thì đây có thể là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn
3. Đi ngoài ra máu. Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Người bị ung thư trực tràng đi ngoài ra máu thường có màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân
4. Đi ngoài phân nhỏ. Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu cho thấy đường đào thải ra bên ngoài phân gặp vật cản trong đường tiêu hóa. Điều này làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
5. Đau bụng kéo dài. Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nếu đau bụng kèm theo đại tiện thường xuyên thì đây là dấu hiệu cảnh báo tồn tại khối u đang phát triển trong ổ bụng.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

6. Co thắt dạ dày. Khối u phát triển trong ruột kết có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày. Nếu như cơn co thắt kèm theo cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư trực tràng.
7. Giảm cân nhanh. Nếu bạn thấy giảm cân một cách bất thường mà không tìm được nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Các khối u trong ruột kết tiết ra những chất hóa học làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể, gây sụt cân nhanh chóng.
8. Buồn nôn. Nếu một người bị buồn nôn, ói mửa kèm theo đau và táo bón thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng. Nguyên nhân là do khối u gây tắc nghẽn đường ruột.

Ung thư đại tràng (UTĐT) xuất hiện khi các tế bào ở kết tràng và trực tràng tăng sinh bất thường và phân chia vô độ, tạo thành khối u. Tế bào ung thư tấn công và triệt tiêu mô xung quanh. Chúng cũng có thể tách khỏi khối u và lan ra hình thành khối u mới ở các bộ phận khác.

Đối tượng dễ mắc ung thư trực tràng gồm:
Người có pô lýp đại trực tràng: Có thể là một hay nhiều pô lýp, nên cắt bỏ pô lýp đại trực tràng lành tính để phòng ngừa ung thư.
Người bị viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn: Đây là những bệnh gây viêm mạn tính lớp niêm mạc của đại trực tràng, lâu ngày có thể hóa ung thư.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Người ăn nhiều thịt mỡ
: Trong quá trình tiêu hóa những thức ăn này có thể tạo ra những chất gây ung thư.
Người hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Người trên 50 tuổi: UTĐT có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn tuổi. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng hầu hết người mắc bệnh đều trên 50.
Tiểu sử gia đình: Trong gia đình có người thân như cha mẹ hay anh chị em ruột, con… bị ung thư đại trực tràng, thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường.
Tiền sử bản thân: Người từng bị UTĐT có nguy cơ cao tái phát bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu nhận thấy một số phụ nữ có tiền sử mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung hoặc tuyến vú có nguy cơ bị UTĐT cao hơn bình thường.