Theo các sách cổ để lại thì cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính. Cây hẹ có khả năng chữa nhức răng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, trị táo bón, chữa ho trẻ em do cảm lạnh, tiểu đường…

Cây hẹ được trồng bằng thân. Ảnh minh họa.
Cây hẹ được trồng bằng thân. Ảnh minh họa.


1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hẹ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.


Đất trồng

Hẹ ưa phát triển ở đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chọn giống

Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc thân. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản. Hẹ trồng bằng thân bạn có thể xin giống về trồng.

Bạn có thể tận dụng can đựng nước mắm, dầu ăn như thế này để trồng hẹ. Ảnh minh họa.
Bạn có thể tận dụng can đựng nước mắm, dầu ăn như thế này để trồng hẹ. Ảnh minh họa.

2. Cách trồng

Trồng bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8 - 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 - 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.

Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 - 37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 - 5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 - 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 - 15cm thì nhổ mang đi trồng.

Bụi hẹ xanh tốt được trồng trong thùng xốp. Ảnh minh họa.
Bụi hẹ xanh tốt được trồng trong thùng xốp. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng hẹ được khoảng 7 - 10 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 15 - 20 ngày thì bón đợt tiếp theo.

Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ.

Thời gian đầu mới trồng, tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

Cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính. Ảnh minh họa.
Cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính. Ảnh minh họa.

4. Chăm sóc

Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2 - 3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.

Bạn có thể áp dụng lịch thu hoạch như sau:

- Đợt 1: 55 - 60 ngày sau khi trồng.

- Đợt 2: 30 - 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1.

- Đợt 3, 4, 5, 6…: cách nhau 30 - 35 ngày.