Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 200 loại bệnh khớp. Tuy nhiên, đa số người bệnh chỉ cho rằng, đây là căn bệnh gây ra do tuổi tác hoặc điều kiện sinh hoạt mà không biết rằng nguyên nhân sâu xa của nó phải là hiện tượng “khô dịch khớp”.

Vậy khô dịch khớp là gì? Tại sao đây là lại nguyên nhân sâu xa của các loại bệnh khớp? Và làm sao để cải thiện “khô dịch khớp” hiệu quả, bền vững? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những cái nhìn bao quát nhất.

Tại sao “Khô dịch khớp” sẽ gây nên bệnh khớp?

Để vận động thoải mái và dễ dàng, ở đầu mỗi khớp xương luôn được bảo vệ vững chắc bởi một lớp sụn và luôn được cung cấp đủ dịch nhầy giúp bôi trơn khớp và chống sốc. Nhờ cơ chế này mà việc thay đổi tư thế hoặc quá trình vận động của con người mới có thể nhịp nhàng, linh hoạt.

Ví dụ, khi chúng ta đi chậm, dịch khớp sẽ tiết ra từ từ, có tác dụng bôi trơn. Nhưng khi chúng ta đi nhanh dịch khớp ngoài tác dụng bôi trơn còn có tác dụng chống sốc, làm giảm áp lực lên sụn khớp, giúp duy trì tuổi thọ sụn khớp.

Tuy nhiên, khi “khớp bị khô”, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng “lạo xạo” hay “lục cục”. Đôi khi, chúng chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các chứng sưng, nóng, đau, đỏ, thậm chí còn làm hạn chế vận động.

Do đó, để hạn chế bệnh khớp, điều cần làm không phải là chỉ tập trung điều trị triệu chứng bằng cách “làm giảm đau” hay “chống viêm” mà quan trọng nhất là phải làm sao để “tăng cường tiết dịch khớp”.

Ngăn chặn “khô dịch khớp” bằng cách nào?

Bàn về “Khô dịch khớp”, theo các bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp, có 2 nguyên nhân chính: 1- do cơ thể không có đủ nguyên liệu để sản sinh ra dịch khớp; 2- các dưỡng chất đã có trong cơ thể nhưng bị ứ trệ tại chỗ, không được vận chuyển đến đúng vị trị khớp cần bôi trơn.

Và để tăng cường dịch khớp, cần phải tập trung vào 2 vấn đề: Một là: cung cấp nguyên liệu sản sinh dịch khớp; Hai là: Dịch khớp đó phải được vận chuyển đầy đủ đến nơi cần cung cấp.

Theo đó, các thành phần sau đây có thể giúp xử lý các vấn đề trên:

- Cao Rắn Hổ Mang: giàu Proteoglycan, là nguyên liệu chủ yếu để sản sinh dịch khớp. Proteoglycan rất quan trọng đối với xương khớp, nó có tác dụng hấp thu nước và chất dịch để bôi trơn, tăng cường chất dịch ở xương khớp và giảm các tổn thương, thoái hóa ở khớp. Cao rắn hổ mang cũng là dược liệu đầu bảng với lịch sử hơn 400 năm trong Đông y trị các chứng phong thấp, tê bì chân tay, bán thân bất toại.

- Bài Độc Hoạt Tang Ký Sinh với các vị dược liệu kinh điển: Phòng phong, Ngưu tất, Quế chi, Đương quy, Tang ký sinh… có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc, giải quyết vấn đề tắc nghẽn, ứ trệ, tăng cường máu lưu thông tới khớp, nuôi dưỡng sụn khớp.

- Glucosamin: có tác dụng giảm đau, đồng thời là thành phần quan trọng trong dịch khớp

- Collagen typ II: thành phần thiết yếu của dịch khớp, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp.

Như vậy, có thể thấy rằng, để bệnh khớp không bao giờ có cơ hội được “làm mưa, làm gió” thì việc cần làm nhất là phải đảm bảo dịch khớp luôn đươc cấp đủ và ổn định. Bởi chỉ khi “không bị khô”, khớp mới dễ dàng vận động; các triệu chứng điển hình đau – sưng – nóng – đỏ mới có thể giảm thiểu.