Táo ta (táo chua) là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Nó có khả năng chống oxy hóa, chữa chứng suy giảm trí nhớ, đề phòng bệnh cảm lạnh, nuôi dưỡng tóc, giảm đau đầu, chữa bệnh dạ dày, ngừa táo bón…

Cây táo giống. Ảnh minh họa.
Cây táo giống. Ảnh minh họa.


1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây táo ta. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.


Đất trồng

Táo gai là loại có cây thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nếu được trồng trên đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm và có độ pH từ 5 - 7.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hoa táo ta. Ảnh minh họa.
Hoa táo ta. Ảnh minh họa.

Giống

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, táo Thái Lan… Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua cây giống sẵn ở các vựa giống.

2. Trồng cây

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu. Phủ rơm rạ rắc xung quanh gốc một lớp dày 2 - 3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2 - 3 gáo nước.

Thời tiết ở Việt Nam rất thích hợp để trồng táo ta. Ảnh minh họa.
Thời tiết ở Việt Nam rất thích hợp để trồng táo ta. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Trong tuần đầu, mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều muộn, mỗi lần một thùng nước. Sau đó thì cách 2 - 3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây phát triển thì sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm. Có thể nói cây táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày, ăn chát, quả kém phẩm chất.

Khi trồng táo được khoảng 20 - 30 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế. Mỗi tuần bón 1 lần trong 1 - 2 tháng đầu. Sau đó, cứ khoảng 20 - 30 ngày bón 1 đợt. Hàng năm vào mùa mưa tiến hành vun xới và bồi gốc cây.

Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20 - 30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

Cây táo ta khá dễ trồng. Ảnh minh họa.
Cây táo ta khá dễ trồng. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Táo cho thu hoạch sau 2 - 3 tháng từ khi ra hoa. Khi quả to, căng mọng vỏ và sáng màu thì có thể hái táo để sử dụng. Thu hoạch táo thủ công và tránh làm dập nát trong quá trình vận chuyển.