Khi bị say rượu bia, bạn sẽ phải đối mặt với cảm giác người nôn nao, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều người thường dùng Atisô. Vậy Atisô có tác dụng giải rượu, bia như thế nào?

Atisô là gì?

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.


Atisô có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể.
Atisô có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể.


Tác dụng của Atisô

Hiện nay, người ta trồng Atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.

Trà Atisô được coi là "thần dược" đối với gan, nó giúp làm sạch gan, giải nhiệt thậm chí theo một số nghiêm cứu thì nó còn giúp phục hồi gan và nhiều tác dụng khác, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách thì nó không những không tốt cho gan mà còn làm hại đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vì thế bạn cần nên hiểu rõ để dùng trà Atisô đúng cách.

Trà Atisô được coi là "thần dược" đối với gan.
Trà Atisô được coi là "thần dược" đối với gan.

Cách giải rượu, bia bằng Atisô

- Trước khi uống rượu: tầm 30 phút có thể pha một cốc nước trà Atisô rồi uống sau đó đi nhậu sẽ giúp giảm say do lượng rượu đưa vào cơ thể được giải độc kịp thời và bảo vệ lá gan được khỏe mạnh.

- Người say rượu: khi bị say rượu thì càng nên sử dụng trà Atisô để nhanh chóng giúp gan thải độc do rượu gây ra. Do đó cũng giúp người bị say rượu nhanh chóng tỉnh táo trở lại.