Sự cô độc được chứng minh có thể đẩy bộ não người vào tình trạng hoạt động bất thường so với những người không bị ám ảnh bởi sự cô đơn.

Một cảnh trong clip quảng bá cho Giáng sinh của chuỗi cửa hàng John Lewis ở Anh - Ảnh: John Lewis Schristmas.
Một cảnh trong clip quảng bá cho Giáng sinh của chuỗi cửa hàng John Lewis ở Anh
Ảnh: John Lewis Schristmas.
Từ vụ hai cụ ông cụ bà 95 tuổi gọi điện cho tổng đài khẩn cấp của Anh chỉ vì quá cô đơn, đến clip của John Lewis Christmas cho mùa Giáng sinh năm nay gây cảm hứng cho hàng ngàn người với mối quan hệ đầy cảm động giữa một cụ già trên Mặt trăng và bé gái địa cầu, cô độc là một đề tài không những chưa bao giờ chấm dứt mà thậm chí còn đang trở nên nổi cộm hơn bao giờ hết.
Và mới đây, dân Anh thổn thức khi nghe câu chuyện một người đã về hưu gọi vào Đài phát thanh BBC địa phương để nói rằng mình nhớ người vợ đã khuất như thế nào. Giờ đây, giới nghiên cứu đang đưa ra những chứng cứ cho thấy sự cô độc có thể gây ảnh hưởng đối với não bộ con người.
Trong báo cáo đăng trên chuyên sanCortex, hai vợ chồng nhà nghiên cứu Stephanie và John Cacioppo, thuộc Đại học Chicago (Mỹ), đã trình bày những phát hiện mới về tâm lý học và khoa học thần kinh của tình trạng cô độc. Theo đó, não bộ của những người sống một mình hoàn toàn khác với người có gia đình đề huề hoặc có đôi có cặp.
Trên thực tế, người cô độc trở nên nhạy hơn trước những mối đe dọa và nguy cơ tiềm tàng từ người lạ, do não của họ tự động hoạt động tích cực hơn trong các tình huống xã hội. Trong một báo cáo trước đó trên trangPsychology Today,khi cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội, hệ thần kinh trung ương của con người lập tức chuyển sang cơ chế “tự bảo toàn”, khiến chúng ta tự động cài đặt hệ thống “phòng thủ”, dù trên thực tế chẳng có mối đe dọa nào xuất hiện.
Để rút ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi cho 38 người “cảm thấy vô cùng cô đơn”, và 32 người không hề bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Các chuyên gia định nghĩa sự cô độc là cảm giác thấy bị cô lập, chứ không dựa trên số lượng bạn bè hoặc thân nhân. Họ gắn điện cực lên đầu các đối tượng để ghi nhận chuyển động của sóng não, đồng thời làm một số bài kiểm tra để xác định tâm trạng của những người tham gia. Kết quả cho thấy, não của những người luôn bị bao trùm bởi cảm giác cô độc nắm bắt rất nhanh những mối đe dọa xã hội so với những người có cảm xúc ổn định.
Và tình trạng cảnh giác cao độ trước các mối nguy hiểm tiềm tàng từ xã hội có thể bắt nguồn từ tiềm thức. Đồng thời, người cô độc cũng tự động thiên về khuynh hướng tiêu cực hơn so với phần còn lại của xã hội.