Cây tùng thơm (tùng thơm) không chỉ có tác dụng trong trang trí, làm nổi bật cho căn nhà của bạn mà mùi hương của nó còn có tác dụng đuổi muỗi, giảm stress, đau đầu, giúp tinh thần sảng khoái, thư thái và hưng phấn hơn.
Chậu cây tùng hương giống. Ảnh minh họa.
1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây tùng thơm. Tuy nhiên, để đảm thẩm mỹ thì bạn nên trồng tùng thơm trong chậu cảnh. Lưu ý: Dưới đáy dụng cụ trồng phải đục lỗ để thoát nước.
Cây tùng hương lớn chậm, cây ưa sáng toàn phần hoặc bán phần, thích hợp nhiệt độ phòng từ 25 - 30 độ C. Đặt cây ở vị trí có khoảng 2-3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
Cây tùng hương có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều loài đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng trên nền đất giàu dinh dưỡng, mùn. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất gồm: 60% xơ dừa, 30% trấu, 10% tro trấu.
Những chậu tùng hương xanh mướt mắt. Ảnh minh họa.
2. Trồng cây
Cây tùng thơm thường được nhân giống bằng cách ươm hạt, khoảng 2 tuần là hạt sẽ nảy mầm và tự ra rễ ăn các chất dinh dưỡng được.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, các bạn có thể tìm mua cây giống ở các cửa hàng bán cây cảnh.
Chậu tùng hương đặt trong phòng khách. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Tùng thơm là loại háo nước nên cần phải tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và lá cây. Không nên tưới quá nhiều, có thể sử dụng bình phun, mùa Hè phun 2 lần, mùa Đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng cường quá trình quang hợp của cây.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2-3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Lương Ngọc (Tổng hợp)