Có lẽ bạn không hề nghĩ một bữa tối với McDonald có thể giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe, trừ khi bạn đang thiếu cân.

Thế nhưng, một nghiên cứu mới đã chỉ ra: Một thành phần quan trọng được sử dụng trong việc chế biến các suất ăn của McDonalds cũng có tác dụng điều trị bệnh hói đầu.

McDonald. Ảnh: Mikhail Gnatkovskiy/Shutterstock
McDonald. Ảnh: Mikhail Gnatkovskiy/Shutterstock.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Yokohama đã làm mọc lại lông ở chuột (thường không biết đến chứng hói đầu) bằng cách sử dụng một chất hóa học - chuyên dùng để chiên khoai tây của McDonald. Nhờ đó, nhóm đã sản xuất thành công hàng loạt tế bào “nang lông” (HFG), mang đến liệu pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho chứng tóc rụng và hói đầu kiểu nam.

HFG là những tế bào giúp nang phát triển, được gọi là "Chén Thánh" trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh rụng tóc. Các vi khuẩn - chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của tóc - rất khó tái tạo cho đến khi có phát hiện này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biomaterials nói rõ: Các nhà khoa học đã tạo ra một phương pháp mới giúp cùng lúc sản xuất hàng loạt 5000 HFG. Khi được cấy ghép lên chuột, lông mọc lại và phát triển bình thường, cho thấy hiệu quả của phương pháp.

Bước đột phá quan trọng nhất của nghiên cứu trên là tìm ra khả năng sản xuất hàng loạt HFG.


Tác giả Junji Fukuda của Đại học Quốc gia Yokohama cho biết “Chìa khóa giúp sản xuất HFG hàng loạt là lựa chọn đúng vật liệu để làm nền cho công việc nuôi cấy”. “Chúng tôi sử dụng dimethylpolysiloxane chứa oxy hòa tan (PDMS) tại đáy bể nuôi, và cho thấy hiệu quả rất tốt.”

Dimethylpolysiloxane thường được thêm vào dầu ăn trong quy trình chế biến của McDonalds để ngăn chặn tình trạng nổi bọt và bắn lên người nhân viên, vì sự an toàn của họ. Nếu để dây lên người, chất này sẽ gây bỏng, cũng như không thể chữa bệnh hói của bạn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên, dimethylpolysiloxane được chọn vì oxy có thể dễ dàng thẩm thấu vào trong các chất.
Lông mọc lại trên chuột. Ảnh: National Yokohama University/Biomaterials
Lông mọc lại trên chuột. Ảnh: National Yokohama University/Biomaterials

Bạn sẽ không cảm thấy sốc khi biết mục tiêu cuối cùng ở đây không phải là để điều trị chứng hói đầu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng phương pháp này có thể sớm được áp dụng trên người bị chứng này.

“Phương pháp trên tuy đơn giản nhưng mạnh mẽ và rất hứa hẹn. Chúng tôi kỳ vọng kỹ thuật này sẽ giúp cải thiện các liệu pháp giúp tái tạo tóc người, để điều trị các chứng bệnh rụng tóc như androgenic” - Fukuda nói thêm. "Trên thực tế, chúng tôi đã có dữ liệu sơ bộ cho thấy sự hình thành HFG ở người nhờ sử dụng tế bào keratinocytes và tế bào biểu bì da.”