Sỏi thận là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam những năm gần đây. Chế độ ăn uống ít nước, chứa nhiều protein động vật, canxi, oxalat... là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sỏi. Sau đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận.

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới. Biểu hiện của bệnh là những cơn đau buốt khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn, thậm chí đi tiểu ra máu.

Đây là bệnh do các chất khoáng trong nước tiểu đóng lại ở thận, lâu ngày tích tụ tạo thành sỏi. Sỏi thận cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

Một thói quen khiến sỏi thận nhanh chóng được hình thành là do không cung cấp đủ cho cơ thể lượng nước mỗi ngày, dẫn đến nước tiểu ít, không đẩy được các khoáng chất ra ngoài. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh dung nạp quá nhiều nồng độ chất khoáng như muối urat, oxalat, phốt pho, cystine, canxi, khiến các chất khoáng lắng đọng trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày hình thành nên sỏi.

Sỏi thận để lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, gây viêm đường tiết niệu, nặng hơn sẽ dẫn tới xơ hóa đường tiểu. Cuối cùng, có thể dẫn đến suy thận và tử vong.

Sau đây là 8 dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm bệnh sỏi thận để kịp thời điều trị.