Lời xin lỗi có sức mạnh ghê gớm để hàn gắn vết thương, xoa dịu cảm xúc, giảm căng thẳng trong mối quan hệ; nhưng đàn ông rất khó thốt ra. Vì sao?

Đàn ông luôn khó khăn khi thốt ra lời xin lỗi. Ảnh: Lmt-Iss
Đàn ông luôn khó khăn khi thốt ra lời xin lỗi. Ảnh: Lmt-Iss


Thứ nhất, đàn ông không nghĩ rằng họ nợ một lời xin lỗi. Các nghiên cứu tại Đại học Waterloo, Ontario (Thụy Điển) cho thấy đàn ông xác định ngưỡng cao hơn về các tình huống cần xin lỗi. Họ định nghĩa hành vi “xấu xa” và “gây tổn thương” khác xa so với phái đẹp.


Thứ hai, đàn ông không nhìn nhận lời xin lỗi giống phụ nữ. Nếu như phụ nữ thường có xu hướng xin lỗi cho mọi thứ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp thì đàn ông cho rằng thật ngu ngốc khi xin lỗi về những điều mình sai.


Thứ ba, hành vi xin lỗi khiến họ thấy mình bất lực và yếu đuối. GS Sam Margulies - chuyên gia về ly hôn - cho rằng, việc nói lời xin lỗi khiến đàn ông kém thoải mái. “Họ có xu hướng coi xin lỗi là một việc nhục nhã và mất mặt. Khi đàn ông thừa nhận mình sai, họ thấy mình bị giảm giá trị trong mắt đối phương”. Điều này đặc biệt đúng khi họ đối diện với cô gái họ yêu hoặc người từng coi họ là “anh hùng”.


Lý do nữa khiến đàn ông ít xin lỗi là những cảm xúc trong quá khứ. GS Harriet Lerne - tác giả cuốn “Các quy luật hôn nhân” - cho biết khi lớn lên, một vài người nghĩ mình buộc phải “đàn ông hơn” và việc nói xin lỗi thường xuyên với anh/ chị/ em vì một lỗi nhỏ là không đáng. Cách xử lý của họ khi trưởng thành là không xin lỗi nữa. Cũng có thể anh ta từng có trải nghiệm xấu trong mối quan hệ trước đó, khi việc xin lỗi thường xuyên dẫn tới sự đối đầu thay vì sự chấp nhận của đối phương.


Cuối cùng, đàn ông cho rằng hành động “ăn đứt” lời nói. Những hành động như tặng hoa, chuẩn bị bữa tối, nhắn tin trong giờ làm việc chỉ để nói “xin chào”… cũng là dấu hiệu muốn xin lỗi của cánh đàn ông.