Chế độ ăn uống đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tế bào đột biến phát triển thành khối u trong cơ thể. Vì thế, chúng ta nên tự đặt ra cho mình thói quan ăn uống lành mạnh đối với cơ thể nhằm ngăn ngừa ung thư phát triển.

1. Ăn chín, uống sôi

Một số người cho rằng thức ăn đã qua chế biến sẽ làm giảm bớt độ dinh dưỡng nhưng nó chỉ đúng 1 phần. Một nghiên cứu của Italia đã chứng minh rằng, các chất như Carotene, Lycopene, Lutein trong thức ăn không mất đi khi thức ăn được nấu chín mà còn có thể bảo vệ cơ thể tránh sự tấn công của tế bào ung thư tốt hơn cả cách ăn sống. Có thể kể đến các loại rau củ tốt như cà rốt, cà chua, bông cải xanh… Chúng có chứa nhiều Carotene và có khả năng chống ung thư.

Một nghiên cứu thực phẩm tại Anh còn cho biết: “Carotene trong cà rốt sống chỉ khoảng 3-4% nhưng sau khi nấu chín, thì khả năng hấp thu Carotene tăng lên gấp 4-5 lần. Trong khi đó, bông cải xanh khi nấu trong khoảng 60 độ có thể phát huy hoạt tính kháng ung thư ở mức cực hạn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư da…

2. Chế biến rau củ đúng cách

Rau củ luôn tốt cho cơ thể nhưng điều đó phải đi kèm với chế biến đúng cách. Một số quy tắc cơ bản bạn cần chú ý khi chế biến rau củ là những loại rau màu xanh đậm và màu vàng cam thích hợp nấu chín để có lợi cho sự hấp thu Carotene.

Khi rửa rau, đừng ngâm quá lâu tránh làm tổn thương tế bào thực vật. Sau khi cắt gọt nguyên liệu nên nấu ngay. Cố gắng chọn cách chế biến trong thời gian ngắn, khi rau đã chin một phần thì vớt ra để giữ được độ tươi ngon của rau.

Những cách chế biến rau củ như hấp, xào thường đạt hiệu quả cao vì không làm thành phần hoạt tính bị thất thoát trong nước đồng thời giữ lại được nhiều chất kháng ung thư hơn.

3. Bổ sung ngũ cốc thô và chất xơ thực vật

Việc bổ sung chất xơ thực vật luôn là điều quan trọng mà các chuyên gia khuyên chúng ta trong ăn uống để ngăn ngừa ung thư. Chất xơ thực vật có khả năng làm sạch đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột, làm giảm khả năng hấp thu những chất gây ung thư, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ phát bệnh ung thư đại tràng.

Ngoài chất xơ thực vật, ta cũng cần bổ sung cơ thể ngũ cốc thô. Ngũ cốc thô giàu Calci, Magie, Selen và rất nhiều loại vitamin đều là những chất rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong số đó, Selen là chất kháng ung thư, có khả năng kết hợp với các vật chất khác để thải thành phần gây ung thư ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

Thay vì ăn riêng từng loại ngũ cốc thô như ngô, tiểu mạch, đậu, hãy chế biến chúng với các thực phẩm khác. Thịt, trứng đều là nguyên liệu kết hợp tốt nhất với ngũ cốc thô vì chúng có thể phát huy tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Ngũ cốc thô không nên tinh chế. Cách chế biến như hấp, nấu ít dầu ít muối đều tốt cho cơ thể.

4. Ăn nhạt đi

Một nguyên tắc cần nhớ trong vấn đề ăn uống để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh các bệnh ung thư chính là: ăn nhạt. Việc chế biến các món ăn thường ngày cần hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể. Ăn nhạt không chỉ giúp bạn giảm cân, giữ vóc dáng cân đối mà còn phòng ngừa các bệnh hiệu quả, trong đó có ung thư thận, ung thư gan,…

5. Ăn ít thực phẩm có đường

Đường nhân tạo luôn được coi là kẻ thù với những bệnh nhân ung thư. Hơn thế nữa, nó còn không tốt cho bệnh tim mạch, tiểu đường… Chính vì lẽ đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng đường với hàm lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn cần cắt giảm những thực phẩm có hàm lượng đường nhân tạo cao như: các loại nước ngọt, bánh kẹo…