Gần 1/3 số người trải qua đột quỵ không thể tự đi lại được sau khi bị bệnh, kể cả 6 tháng sau. Nay, các nhà khoa học Mỹ đã dùng phương pháp kích thích từ xuyên sọ để cải thiện chức năng vận động của họ.

Khoảng 30% số người từng bị đột quỵ không thể đi lại một cách độc lập kể cả 6 tháng sau - Ảnh : Pixabay

Khoảng 30% số người từng bị đột quỵ không thể đi lại một cách độc lập kể cả 6 tháng sau - Ảnh : Pixabay

The Deccan Chronicle, những người đã trải qua đột quỵ thường phải đối mặt với một số hậu quả tiêu cực. Mỗi năm, ước tính có khoảng 700.000 bệnh nhân bị đột quỵ và khoảng 30% trong số này không thể đi lại một cách độc lập sau 6 tháng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ đi bộ của những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ có thể được tăng lên nhờ kích thích từ đối với não bộ.

Các chuyên gia phân tích dữ liệu từ 9 công trình nghiên cứu về tác động của kích thích từ xuyên sọ của những bệnh nhân bị đột quỵ. Hóa ra, việc sử dụng phương pháp không xâm lấn lặp đi lặp lại này đã góp phần làm tăng đáng kể tốc độ đi lại của những người bị đột quỵ tham gia nghiên cứu.

Tuy nhiên, đáng tiếc là sự kích thích từ tính, không gây ảnh hưởng rõ rệt đến thế cân bằng của cơ thể và các chức năng khác vốn thường bị tổn thương do đột quỵ. Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả của kích thích từ xuyên sọ như một phương pháp phục hồi chức năng sau một cơn đột quỵ.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Physical Medicine & Rehabilitation của Mỹ.

Trước đó, theo Zee News, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra cách tác động đến các tế bào thần kinh hình sao bao quanh các bộ phận bị tổn thương của hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh phục hồi. Các nhà khoa học đã kích hoạt gen LZK trong các tế bào hình sao. Điều này làm tăng tốc độ phục hồi của hệ thống thần kinh của các bệnh nhân bị đột quỵ.