Các nhà khoa học Bồ Đào Nha phát hiện một mảng kiến tạo bên dưới đáy biển đang tách thành hai lớp, hiện tượng chưa từng thấy trước đây.

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Năm 1969, một trận động đất mạnh ở ngoài khơi Bồ Đào Nha gây ra sóng thần giết chết hàng chục người. Khoảng 200 năm trước đó, một trận động đất thậm chí còn lớn hơn đã xảy ra trong cùng khu vực, giết chết 100.000 người và phá hủy thành phố Lisbon.

Hai trận động đất ở cùng một vị trí trong vài trăm năm không phải là vấn đề đáng báo động. Nhưng điều gây khó hiểu cho các nhà địa chất là sóng địa chấn bắt nguồn từ đáy đại dương tương đối bằng phẳng, không nằm gần bất kỳ đới đứt gãy hoặc vết nứt trên lớp vỏ Trái đất nào – nơi các mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc tách xa nhau, giải phóng năng lượng và gây ra động đất.

Trong nghiên cứu được công bố tại Hội nghị của Liên minh Khoa học Địa chất châu Âu, các nhà khoa học tại Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) tìm ra bằng chứng cho thấy một mảng kiến tạo dưới đáy biển đang bị tách thành hai lớp ở khu vực xảy ra động đất.

Cụ thể, các mô phỏng máy tính chỉ ra rằng có một lớp đá mềm bên dưới đang tách rời với lớp bên trên, tạo ra một đới hút chìm mới và làm phát sinh động đất. Đây là một hiện tượng địa chất chưa từng được quan sát trước đây.