Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, Mặt Trời của chúng ta cũng chỉ là một ngôi sao bình thường như những ngôi sao khác.

Vén bức màn bí ẩn về Mặt trời - 1

Ảnh AFP.

Mặt trời của chúng ta không phải là một ngôi sao có chu kỳ hoạt động khác thường. Chu kỳ của nó cũng tương tự như những ngôi sao cùng loại với nó.

Nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Khoa học này đãgiải quyết vấn đề gây tranh cãi lâu nay trong giới khoa học rằng, mặt trời của chúng ta có chu kỳ hoạt động khác vớinhững ngôi sao ở gần nó hay không?

"Chúng tôi đã làm sáng tỏ cơ chế cơ bản để xác định độ dài của các chu kỳ này. Nó giúp chúng tôi biếtchính xác chu kỳ của Mặt trời trong một thời gian dài", Antoine Strugarek - Đại học Montreal, - trưởng nhóm nghiên cứu nói. “Có thể nói, chu kỳ từ trường của mặt trời trong vòng 10 đến 20 năm dù ngắn hay dài thì vẫn có cường độ rất mạnh.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng Mặt Trời là một ngôi saokhác thường bởi vì chu kỳ của nó khônggiống với chu kỳ từ trường quan sát được ở các ngôi sao cùng loại ở gần đó.

Hoạt động trên mặt trời, từ số lượng vết đen mặt trời đến mức bức xạ và phóng xạ vật liệu thay đổi theo chu kỳ 11 năm. Những thay đổi này chịu ảnh hưởngbởi từ trường của Mặt trời.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt mô phỏng từ trường sao, và chỉ ra rằng chu kỳ từ trường của Mặt trời phụ thuộc vào tốc độ quay và độ sáng của nó.

Họ so sánh các mô phỏng này với hoạt động tuần hoàn của những ngôi sao gần đó và nhận thấy rằng chu kỳ của mặt trời và các ngôi sao này đều có chung một mối quan hệ.

Allan Sacha Brun, Trưởng phòng thí nghiệm Động lực Sao và Môi trường, nhà nghiên cứu chính của Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu, gọi tắt là STARS2., phát biểu: “Nghiên cứu này cho thấy chu kỳ 11 năm là chu kỳ chính của tất cả các ngôi sao cùng loại với mặt trời. Điều này chứng minh rằng, Mặt trời thực sự là một ngôi sao bình thường như các ngôi sao cùng loại với nó.”