So với viện nghiên cứu truyền thống, ưu điểm của TTXS là mỗi khâu trong chuỗi sản xuất đều được nghiên cứu sâu, đồng bộ từ A đến Z. Tất cả tập trung trong một cơ sở nên ít tốn kém vì thí nghiệm không phải lặp đi lặp lại cho từng chuyên gia.

>> Chào xuân Đinh Dậu 2017: Khát vọng cất cánh

“GS Nguyễn Quốc Vọng là người đầu tiên đề xuất và trực tiếp viết đề án thành lập trung tâm suất sắc (Center of Excelence) về rau quả - một hướng đi rất hiệu quả và hoàn toàn mới với Việt Nam. Trung tâm này cũng sẽ là nơi thu hút các nhà khoa học giỏi của thế giới đến làm việc” - PGS-TS Nguyễn Văn Bộ cho biết.

Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng (giữa) giới thiệu hệ thống nhà màng của Trung tâm rau quả Gosford với tiến sỹ Nguyễn Văn Bộ (trái). Ảnh: NV

Trung tâm xuất sắc (TTXS) là mô hình nghiên cứu phát triển sản phẩm theo chuỗi đã thành công tại Australia. GS Vọng giải thích, mỗi sản phẩm nông nghiệp là kết quả của một chuỗi giá trị liên quan chặt chẽ với nhau - từ yếu tố giống đến đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, bao bì, vận tải, phân phối, thị trường và cuối cùng là người tiêu dùng. Mỗi khâu đều có tiêu chí và công nghệ phù hợp, nhưng lại khác nhau cho mỗi vùng miền.

Từ những năm 1990, Australia đã chuyển các viện nghiên cứu cục bộ thành các TTXS nghiên cứu chuỗi giá trị cho một ngành hàng. Bộ Nông nghiệp bang New South Wales cũng thành lập 11 TTXS, quy tụ các chuyên gia về di truyền tạo giống, canh tác, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch, tiếp thị...

Dự án trà xanh do GS Vọng phụ trách được TTXS tiếp thị và làm vườn nhà kính triển khai từ năm 1998 nhằm nghiên cứu chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm trà xanh để xuất sang Nhật Bản. Đến năm 2015, sản phẩm trà túi Sencha, Ryokucha và trà bột Matcha được xuất sang Nhật với giá hơn 100AUD/kg. Theo GS Vọng, thành công này không chỉ nhờ công nghệ mà còn nhờ cách tổ chức của TTXS.

So với viện nghiên cứu truyền thống, ưu điểm của TTXS là mỗi khâu trong chuỗi sản xuất đều được nghiên cứu sâu, đồng bộ từ A đến Z. Tất cả tập trung trong một cơ sở nên ít tốn kém vì thí nghiệm không phải lặp đi lặp lại cho từng chuyên gia. Các chuyên gia được quản lý bởi chỉ một chủ nhiệm dự án nên nhanh ra kết quả và chuyển giao được ngay cho nông dân hoặc doanh nghiệp.

“ Ở Việt Nam, văn hóa trà đã có lịch sử ngàn năm và chúng ta cũng là một “đại gia” xuất khẩu trà. Tuy nhiên, giá xuất khẩu lại thấp và trà “made in Vietnam” không xuất hiện ở nước ngoài. Rất tiếc là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa chia sẻ mối quan tâm của tôi về việc xây dựng các TTXS về nông nghiệp và hiện Việt Nam chưa có một TTXS nông nghiệp nào“ - GS Vọng tâm sự.

>> Chào xuân Đinh Dậu 2017: Khát vọng cất cánh