Các nhà khoa học mới đây đã chỉ ra được loại gene giúp tổ tiên chúng ta thích nghi được với thức ăn mới như cây và động vật lạ khi rời châu Phi vào 85.000 năm trước.

Hai gene được giáo sư Rasmus Nielson- thuộc Đại học California, Mỹ - cho rằng có khả năng giúp tổ tiên chúng ta thích nghi với thức ăn mới là FADS1 và FSDS2 – những enzymes có tham gia vào quá trính tiêu hóa axit béo.

“Những gene này được cho là đã giúp tổ tiên loài người thích nghi từ chế độ ăn đồ biển và giàu chất béo động vật sang chế độ ăn khác, cho phép loài người linh động hơn và đây được cho là bí quyết để tổ tiên loài người có thể phân bố rộng khắp ở châu Phi trong khoảng thời gian từ 60.000-80.000 năm trước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Trải qua chọn lọc tự nhiên trong suốt lịch sử loài người, gene FADS thay đổi liên tục, khi chế độ ăn uống của con người đã thay đổi gắn liền tập tục săn bắn hoặc trồng cấy. Gene này thay đổi theo những cách khác nhau, ở những vùng khác nhau trên thế giới” - giáo sư Nielsen cho hay.

“Có thể do sau khi rời khỏi châu Phi, con người có điều kiện săn bắn những động vật có vú lớn hơn nên chế độ ăn của họ giàu chất béo động vật hơn”. Và những người mang gene đột biến có thể thích nghi được với loại thức ăn mới, sống sót và sinh con để cái, những người không mang gene FADS đột biến không chịu được sự thay đổi và đã tuyệt chủng.

Các nhà khoa học đã so sánh gene FADS từ 101 bộ xương thời kỳ đồ đồng với gene này của người châu Âu hiện đại, họ nhận thấy gene đã thay đổi để thích ứng với chế độ ăn dựa vào ngũ cốc là chủ yếu.

Nhóm nghiên cứu này cho rằng người châu Âu hiện đại vẫn đang tiếp tục tiến hóa để thích nghi với những thay đổi trong chế độ ăn giàu chất béo thực vật, ít chất béo động vật.