Sau hàng chục năm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm, hiện nay Cuba đã trở thành quốc gia sản xuất vaccine hàng đầu thế giới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số sức khỏe của người dân Cuba có thể sánh ngang với những nước phát triển cao. Một trong những nguyên nhân để có được thành tựu đó là Cuba đã đầu tư nhiều cho sự phát triển công nghệ sinh học và dược phẩm.

Thế mạnh công nghệ sinh học và dược phẩm

Sau cuộc cách mạng, tất cả các công ty dược phẩm của Cuba đều bị quốc hữu hóa vào năm 1960. Lĩnh vực dược phẩm trong nước đã trải qua một số biến đổi. Gần đây nhất là vào năm 2012, Tập đoàn Công nghệ sinh học và Dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) được thành lập với tư cách là cơ quan bảo trợ, giám sát 31 tổ chức thuộc nhà nước về sản xuất, nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học và dược phẩm. Năm 2013, BioCubaFarma có hơn 21.000 nhân viên, bao gồm 6.158 người đã tốt nghiệp đại học. Trong số đó, 270 người có bằng tiến sĩ và trên 1.000 người có bằng thạc sỹ, theo WHO.

Đến đầu thập niên 1980, Chính phủ Cuba quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học.Kể từ đó họ đã đạt được rất nhiều thành tựu về thuốc và vaccine. ”Hiện nay, trong số 857 loại thuốc Cuba phê chuẩn dùng trong hệ thống y tế quốc gia, có 569 loại thuốc được sản xuất trong nước. Các loại thuốc còn lại nhập khẩu từ khu vực Mỹ Latinh, châu Âu và châu Á”, Nassim Assefi, cựu giám đốc điều hành Medicc – một tổ chức phi chính phủ hoạt động để thúc đẩy hợp tác y tế giữa Mỹ và Cuba – cho biết.

Đến năm 2015, các sản phẩm công nghệ sinh học của Cuba đã xuất khẩu sang 49 quốc gia. “Các loại thuốc mà Cuba sản xuất trước tiên sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước, sau đó được đăng ký và tiếp thị trên thị trường quốc tế”, Assefi nói.

Một nhà khoa học tại Trung tâm Miễn dịch học Phân tử của Cuba, nơi phát triển phương pháp điều trị ung thư bằng vắc xin. Ảnh: CIM

BioCubaFarmabao gồm nhiều viện công nghệ sinh học tham gia phát triển vaccine và kháng thể. ”Các viện này hoạt động thực sự hiệu quả, và không có gì đáng ngạc nhiên khi vaccine là cái mà Cuba nổi trội”, Richardscho biết.Các thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Cuba là tạo ra vaccine viêm màng não B, vaccine viêm gan B đầu tiên của thế giới. Ngoài ra họ cũng có khả năng sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn Haemophilus influenzae loại b (Hib) từ kháng nguyên tổng hợp.

Các thành tựu mới

Vaccine gần đây nhất được Cuba giới thiệu là CimaVax-EGFdo Trung tâm Miễn dịch học Phân tử (CIM) phát triển. Đây là một loại vaccine điều trị ung thư, đặc biệt là bệnhung thư biểu mô phổi tế bào không nhỏ(non-small-cell lung carcinoma), viết tắt là NSCLC.

Cuba có một ngành công nghiệp thuốc lá khổng lồ (xì gà là mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng nhất của quốc gia này) và dân số có tỷ lệ ung thư phổi khá cao. Do đó, Cuba tập trung tìm phương pháp điều trị cho bệnh NSCLC từ rất sớm, khoảng 30 năm trước đây.”Thành phần hoạt chất của CimaVax-EGF và cơ chế hoạt động của nó đã được khám phá vào đầu thập niên 1990”, Gustavo Gonzalez Ruiz, giám đốc sản xuất CimaVax-EGF, cho biết. Sau 25 năm thử nghiệm, Cuba chấp thuận cho sử dụng vaccine CimaVax-EGF vào năm 2008.

Kết quả cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của CimaVax-EGF được công bố năm 2016.Gần 250 bệnh nhân mắc bệnh NSCLC sử dụng vaccine có thời gian sống sót trung bình cao hơn một năm, so với chỉ hơn 9 tháng đối với nhóm đối chứng không dùng vắc xin. Hiện nay, CimaVax-EGF đang được sử dụng rộng rãi ở Cuba và một số ít quốc gia Nam Mỹ.

Để mở rộng phạm vi của nó, Trung tâm Miễn dịch học Phân tử (CIM) đang có hai hợp tác quốc tế nhằm thử nghiệm vaccine ở một số quốc gia châu Âu và đáng ngạc nhiên hơn là với Mỹ. ”Sự hợp tác giữa Mỹ và Cuba rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này,bởi vì Tổng thống Mỹ DonaldTrumpchưa làm rõ chính sách của ông đối với Cuba”, Asseficho biết.

Một sản phẩm công nghệ sinh học khác của Cuba có tiềm năng xuất khẩu là thuốc tiêm Heberprot-P cung cấp yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) để hỗ trợ chữa lành vết thương. Ứng dụng chính của Heberprot-P là điều trị loét bàn chân cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Heberprot-P là sản phẩm của Trung tâm Công nghệ sinh học và Kỹ thuật Di truyền (GIGB). Nó được cấp phép tại Cuba năm 2006 và được cấp phép ở hơn một chục quốc gia khác, chủ yếu tại Nam Mỹ và Trung Mỹ. Theo GIGB, khoảng 250.000 bệnh nhân tiểu đường đã được điều trị bằng loại thuốc này.

Bệnh nhân đái đường có nồng độ EGF trong mô thấp hơn so với bình thường, làm giảm khả năng tự chữa lành vết thương. Các vết loét ở chân có thể bị nhiễm trùng và cuối cùng dẫn đến bị cắt cụt chân. Tại Mỹ, có hơn 70.000 trường hợp bệnh nhân bị cắt cụt chân như vậy mỗi năm. Các thử nghiệm tại Cuba cho thấy EGF trong thuốc Heberprot-P tăng tốc việc chữa lành vết loét chân ở 70% bệnh nhân.

Mercurio Biotec, một startup tại Mỹ liên kết với Đại học Arizona, đang tìm cách đưa Heberprot-P tới Mỹ. Vào tháng 5/2016, Bộ Tài chính Mỹ đã cấp giấy phép cho Mercurio Biotec nhập khẩu Heberprot-P vào Mỹ để thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.