Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển giống lúa chịu mặn bằng cách bơm, pha loãng  và vận chuyển nước biển vào các cánh đồng.

Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi nước mặn có thể tạo ra 6,5 đến 9,3 tấn lúa/ha thay vì 4,5 tấn/ha và điều này cho thấy giống gạo chịu mặn đã sẵn sàng được thương mại hóa.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Yuan Longping, nổi tiếng với biệt danh “Cha đẻ của cây lúa lai” ở Trung Quốc, cho rằng việc trồng lúa chịu mặn có thể nuôi sống 200 triệu người và tăng năng lực sản xuất gạo của Trung Quốc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công ty Công nghệ Yuan Ce Biological đã kết hợp với nhóm nghiên cứu của ông Yuan để bán loại gạo này với cái tên “Yuan Mi”. Tuy nhiên, nó rất đắt với mức giá 7,5 USD/kg, cao gấp 8 lần so với gạo bình thường. Tính đến nay, 6 tấn gạo này đã được bán ra kể từ tháng 8 vừa qua.

Công ty Yuan Ce Biological Technology dự kiến sẽ thu được 1,5 triệu USD trong năm nay từ việc bán giống gạo này và dự đoán giá sẽ giảm xuống khi sản lượng tăng lên.