Nếu bạn nghĩ chỉ sinh viên Việt hay các nước đang phát triển mới phải chịu cảnh khó khăn khi nghiên cứu khoa học, còn sinh viên các nước giàu nếu có nguyện vọng sẽ được “phục vụ tận răng”. Bạn sẽ thay đổi quan điểm sau khi đọc bài viết đăng trên tạp chí Science số 347.

ulia Minasian - sinh viên năm 4 Đại học California, Mỹ -  hoạt động trong câu lạc bộ nghiên cứu khoa học C.U.R.E của trường. Ảnh: Dailybruin
ulia Minasian - sinh viên năm 4 Đại học California, Mỹ - hoạt động trong câu lạc bộ nghiên cứu khoa học C.U.R.E của trường. Ảnh: Dailybruin

Theo các tác giả của công trình “Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của sinh viên: Tác động và cơ hội”, hầu hết các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đều có chương trình “Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học sinh viên” hoặc “Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của sinh viên dựa trên các khoa học”. Những người thiết kế ra chương trình “Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học sinh viên” đều hy vọng các bạn trẻ có thể thu nhận được những kết quả tốt đẹp nhất khi tham gia, nhưng họ thường không đưa ra được các giải pháp tối ưu để định hướng cũng như hướng dẫn sinh viên.

Việc nghiên cứu khoa học thường tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc và đối với sinh viên Mỹ, đây cũng là vấn đề đau đầu. Trong năm đầu tiên tham gia nghiên cứu, các sinh viên thường chỉ dồn mọi nỗ lực vào việc tiến hành thí nghiệm mà không quan tâm tới kết quả nghiên cứu. Do vậy, những gì họ thu được thường không đáng kể trừ việc học hỏi thêm các phương pháp nghiên cứu mới, thu thập cơ sở dữ liệu cho bản thân, tự phân tích số liệu và đưa ra những vấn đề nghiên cứu mới.

Sự chậm chạp trong việc hòa nhập với các hoạt động của phòng nghiên cứu có thể khiến sinh viên gặp trở ngại, nhất là khi họ làm việc tại những phòng thí nghiệm nghiên cứu về các vấn đề không được đề cập đến trong chương trình học.

Ngoài ra, thời gian và nguồn lực mà sinh viên cần chính là những yếu tố khiến công trình nghiên cứu của họ bị giới hạn về mặt quy mô. Họ cũng bị giới hạn về thời gian do còn phải lên lớp. Trong khi đó, cần phải có một nền tảng nghiên cứu vô cùng vững chắc mới có thể sử dụng được các nguồn quỹ từ bên ngoài, hoặc nhận được sự giúp đỡ từ khoa mình đang học.

Một khó khăn nữa đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là khi nảy ra ý tưởng mới trong quá trình nghiên cứu, họ cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từ các giáo sư, người hướng dẫn để có thể kết hợp những ý tưởng đó với kết quả mong muốn thu được. Họ cần tham vấn người hướng dẫn, tham gia những buổi gặp gỡ nhóm bàn về đề tài mình nghiên cứu, được tạo điều kiện để tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu mới… Điều này đòi hỏi họ phải biết cách chọn người hướng dẫn thực sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình.