Một nghiên cứu mới của Australia cho thấy, các sinh vật ngoại lai đang đe dọa nghiêm trọng sự cân bằng của hệ sinh thái trên thế giới.

Các nước tiểu vùng Sahara, châu Phi dễ bị ảnh hưởng nhất và Trung Quốc, Mỹ là mối đe doạ lớn nhất về việc làm lan rộng các loài gây hại.

Cầy châu Á - một sinh vật ngoại lai gây hại nhiều nhất thế giới. Ảnh: Japantimes
Cầy châu Á - một sinh vật ngoại lai gây hại nhiều nhất thế giới. Ảnh: Japantimes

Sinh vật ngoại lai là những loài được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi một cách khó kiểm soát, trở thành một hệ động, thực vật thay thế, đe dọa nghiêm trọng đến hệ động, thực vật bản địa, đe dọa đa dạng sinh học.

Để xác định mức thiệt hại của chúng đối với nông nghiệp, tiến sỹ Dean Paini thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Australia đã kiểm tra sự phân bố của gần 1.300 loài xâm hại và mầm bệnh, ảnh hưởng của chúng đến thương mại và nông nghiệp.

Kết quả là các nước đang phát triển ở tiểu vùng Sahara sẽ chịu tổn thất lớn nhất nếu bị các loài sâu hại “xâm lược”. Do kinh tế các nước này phụ thuộc vào nông nghiệp nên bất kỳ đe dọa nào từ các loài xâm hại đều dễ gây ra tác động lớn.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, Trung Quốc và Mỹ là mối họa lớn nhất về loài xâm lấn đối với các quốc gia khác. Kết quả này không gây ngạc nhiên vì cả hai nước kể trên đều xuất khẩu nông nghiệp quy mô lớn, có mạng lưới đối tác thương mại rộng và có một số lượng khá lớn các loài xâm hại.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, áp lực từ các loài xâm hại chỉ tăng trong những năm tới khi ngày càng có nhiều giao dịch thương mại giữa các quốc gia được thực hiện và giá trị giao dịch tăng lên.

Nghiên cứu cung cấp kiến thức hữu ích để kiểm soát tốt hơn sự lây lan của các loài xâm lấn khắp thế giới.