Chỉ bằng cách đơn giản là xóa bỏ các tế bào già yếu, không thể phân chia, các nhà khoa học đã có thể kéo dài tuổi thọ của những con chuột lên tới 35%, đồng thời trì hoãn sự xuất hiện của những căn bệnh có liên quan tới sự lão hóa.


Một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhà sinh học tế bào Darren Barker tại Đại học duợc thuộc Viện Mayo cho biết: "Cách làm này không chỉ giúp con chuột sống lâu hơn, mà nó còn đảm bảo sức khỏe tốt dù đã lớn tuổi. Đây là một khởi đầu quan trọng bởi không chỉ sống lâu mà mục đích cuối cùng là phải sống khỏe, không có ai muốn kéo dài vài năm cuộc đời chỉ để nằm trong bệnh viện cả".

Khi bước sang giai đoạn lão hóa, các tế bào già yếu xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả da, cơ bắp và các nội quan và vì nhiều áp lực tác động lên, các tế bào này cũng ngừng phân chia và vô tình lại làm giảm khả năng hình thành nên các tế bào ung thư. Jan van Deursen, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Sự già yếu là một cơ chế sinh học có chức năng như một cái "phanh khẩn cấp", sử dụng các tế bào bị hư hỏng để ngừng phân chia. Trong khi sự ngăn chặn phân bào này là quan trọng đối với việc ngăn ngừa ung thư, nhưng khi được kích hoạt chức năng "phanh", các tế bào này cũng không còn cần thiết nữa".

Cách làm này không chỉ giúp con chuột sống lâu hơn, mà nó còn đảm bảo sức khỏe tốt dù đã lớn tuổi.
Cách làm này không chỉ giúp con chuột sống lâu hơn, mà nó còn đảm bảo sức khỏe tốt dù đã lớn tuổi.

Khi chúng ta còn trẻ, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ thường xuyên xóa bỏ những tế bào bị tổn thương dồn tích trong cơ thể, nhưng một khi đã già, chức năng này trở nên kém hiệu quả, các tế bào già cỗi cứ tích tụ và dần tàn phá cơ thể của chúng ta. Đáng chú ý hơn, đây đều là các tế bào có liên quan đến suy tim, viêm khớp, Alzheimer và ung thư.

Để xác định điều gì sẽ xảy ra khi cơ chế bù trừ tế bào nói trên tiếp tục được duy trì ở tuổi già, các nhà nghiên cứu đã tiến hành gây đột biến gen trên những con chuột, bắt chúng phải tiếp tục sản sinh ra một loại protein tiêu hủy tế bào. Đây là loại protein chỉ được sản sinh ra để phản ứng lại một loại protein khác mang tên P16 sản xuất bởi các tế bào già yếu. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một loại thuốc đặc biệt để kích hoạt và kiểm soát các chất rụng tế bào, tiêm vào những con chuột ở độ tuổi trung niên (12 tháng tuổi ở loài chuột, tương đương 40 tuổi ở con người.

Thuốc được tiêm vào cơ thể chuột 2 lần mỗi tuần trong suốt dòng đời của con chuột. Kết quả cho thấy, khi con chuột càng già thì tác dụng của cách làm này càng được phát huy. Cụ thể, tuổi thọ của con chuột đã được kéo dài ra từ 17 đến 35% (trung bình là 25%), đồng thời chúng vẫn sống khỏe mạnh hơn so với những con chuột già khác không được điều trị bằng thuốc. Dù vậy, liệu pháp này vẫn chưa được hoàn hảo, một số tế bào lão hóa vẫn chưa bị tiêu diệt, bao gồm trong ruột và gan. Từ đây xuất hiện những tổn thương khó lành, khó kiểm soát.

Do đó, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu trong tương lai là tìm cách xóa hoàn toàn các tế bào già yếu trong cơ thể con người và tất nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều so với trên loài chuột. Mấu chốt là phải phát triển được loại thuốc có hiệu quả tương tự trên con người. Được biết công ty Unity Biotechnology, Mỹ đã bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu này đê phát triển loại thuốc chống lại quá trình lão hóa. Nếu thành công, phải chăng một loại thuốc kéo dài tuổi thọ của con người sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa?