Trong tương lai thì lượng rác thải  sẽ là nguồn nguyên liệu chính trong công trình chuyển hóa rác hữu cơ thành thức ăn cho vật nuôi. Nghiên cứu từ công trình của các nhà khoa học tại Công ty công nghệ sinh học Karma3, có trụ sở tại Melbourne, Úc.

Dân số bùng nổ, công nghiệp sản xuất phát triển đang khiến cho con người đang phải sống chung với lượng rác thải khổng lồ. Tốc độ rác thải được đưa ra ngoài môi trường, đặc biệt là rác thải hữu cơ, thậm chí còn nhanh hơn so với khả năng xử lý sản phẩm độc hại này. Mặc dù hiện nay các nhà máy hay khu công nghiệp đều có khâu xử lý rác thải hữu cơ nhưng số lượng được đưa ra môi trường không qua xử lý cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Tuy nhiên, trong tương lai thì lượng rác thải này sẽ là nguồn nguyên liệu chính trong công trình chuyển hóa rác hữu cơ thành thức ăn cho vật nuôi với công trình của các nhà khoa học tại Công ty công nghệ sinh học Karma3, có trụ sở tại Melbourne, Úc.

Theo đó, công trình của nhóm kỹ sư tại Karma3 sẽ chuyển hóa các loại rác thải hữu cơ thành một hợp chất hữu cơ được sử dụng trong ngành chăn nuôi. Điểm mấu chốt của công nghệ là ấu trùng của loài ruồi lính đen (black soldier fly), vốn có khả năng chuyển hóa những vật chất hữu cơ thành một nguyên liệu dùng để chế tạo thức ăn cho động vật. Cụ thể, trong dòng đời chỉ kéo dài khoảng một tuần của mình, một chú ruồi lính đen sẽ đẻ khoảng 100 đến 500 trứng ruồi con trước khi chết.

Ngay khi trứng bắt đầu nở, chúng sẽ chuyển hóa các vật chất hữu cơ xung quanh thành một nguyên liệu gốc hữu cơ. Hợp chất này có thành phần hữu cơ chiếm đến 60 đến 65%, bên cạnh phần còn lại là hỗn hợp carbonhydrate và chất béo, nên sẽ là sự lựa chọn vô cùng phù hợp để thay thế bã đậu nành hay bột cá, hai loại thức ăn được dùng chủ yếu trong chăn nuôi. “Có thể nói công trình của chúng tôi đang đi ngược lại với quy trình của tự nhiên và thực tế là chúng tôi đang cải tiến nó để tạo thành những vật chất có ích hơn cho con người, vừa giúp xử lý nguồn rác thải hữu cơ độc hại, vừa cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi”, Martin Pike, trưởng dự án tại công ty công nghệ sinh học Karma3, cho biết.

Ảnh minh họa.

Không chỉ sử dụng quy trình chuyển hóa tự nhiên để biến rác thải hữu cơ thành thức ăn cho động vật mà công trình còn được đánh giá cao khi sử dụng loại ruồi lính đen, vốn được biết đến là loài côn trùng không mang mầm bệnh. Vì thế, hợp chất hữu cơ được tạo ra quá trình sinh nở của ấu trùng ruồi lính đen hứa hẹn sẽ loại bỏ được các tạp chất độc hại có trong rác thải để cho ra loại thức ăn động vật chất lượng cao nhất. Ấu trùng của loài ruồi lính đen gần như miễn dịch với các vi khuẩn hay virus độc hại nên sản phẩm được ra đời từ quy trình công nghệ này hoàn toàn là nguồn dinh dưỡng sạch, không chất độc hại, Pike phân tích.

Sau khi công bố công trình, cũng như tiến hành thí nghiệm thực tế, nhóm các nhà khoa học tại Karma3 đang tiến hành tìm kiếm đối tác để mở rộng phạm vi cũng như quy mô của công trình. Bên cạnh đó, Karma3 cũng đã đạt được thỏa thuận với những công ty môi trường để có được nguồn rác thải hữu cơ sử dụng khi công trình bước vào giai đoạn khuếch trương quy mô. Không dừng lại tại đó, Pike và các cộng sự của mình đang hướng đến việc sử dụng các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa bởi ấu trùng ruồi lính đen trong ngành công nghiệp thực phẩm của con người.