Diện tích “vùng biển chết” tại Vịnh Oman – vốn chỉ mới được khảo sát từ những năm 1990, đang có xu hướng lan rộng vượt xa dự tính, gây nhiều lo ngại về tương lai của hệ sinh thái lẫn ngành ngư nghiệp trong khu vực.

Diện tích tảo biển và sinh vật phù du – gây nên tình trạng thiếu hụt oxy – đang lan rộng trên Biển Ả Rập, mùa đông 2015. Ảnh: Vệ sinh quan trắc Trái Đất của NASA.

Diện tích tảo biển và sinh vật phù du – gây nên tình trạng thiếu hụt oxy – đang lan rộng trên Biển Ả Rập, mùa đông 2015. Ảnh: Vệ sinh quan trắc Trái Đất của NASA.

“Vùng biển chết” là những khu vực thiếu hụt oxy trầm trọng trên các đại dương, nơi chỉ một số ít các loài sinh vật sống được. Vùng biển chết thường xuất hiện ở độ sâu từ 200 – 800m, nơi những dòng hóa chất sinh ra bởi hoạt động của con người sẽ kích thích sự phát triển của tảo biển và gây ra tình trạng thiếu hụt oxy.

“Cả đại dương đang ngộp thở” – Bastien Queste, nhà sinh vật học hải dương tại Đại học East Anglia (Anh), tác giả chính của nghiên cứu – cho biết. Ôn nói: “Không một loài cá hay thực vật biển nào có thể sống sót ở đó”

Cấm Địa

Vịnh Oman có diện tích khoảng 181,000 km vuông, là cầu nối giữa Biển Ả Rập với Vịnh Ba Tư. Từ lâu, giới nghiên cứu đã bị giới hạn trong việc tiếp cận nơi này do tình hình chính trị Trung Đông bất ổn và mối đe dọa bởi nạn cướp biển.

Nhưng đến nay, các nhà khoa học đã có thể khám phá vùng biển chết ở đây từ xa nhờ bộ đôi tàu ngầm Seaglider. Cả hai tàu đều được thiết kế và chế tạo với kích thước và trọng lượng nhỏ, giúp chúng có khả năng di chuyển cả ngàn km dưới độ sâu 1.000m mà chỉ tiêu thụ rất ít năng lượng.

Trong suốt 8 tháng, Seaglider đã thu thập dữ liệu về nồng độ oxy rồi truyền về qua vệ tinh để các nhà nhiên cứu xây dựng hình ảnh mô phỏng dòng chảy đại dương – lưu chuyển oxy từ Biển Ả Rập đến vịnh Ba Tư – trên máy tính. Từ đó, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sự mở rộng đột ngột của khu vực nghèo oxy này, cùng với nồng độ oxy thấp hơn đáng kể tại các vùng chết mới xuất hiện, thậm chí đó còn là những khu vực biển hoàn toàn không có oxy.

Seagliders thăm dò những khu vực nghèo oxy tại vịnh Oman mà trước đó nằm ngoài khả năng tiếp cận của giới nghiên cứu. Ảnh: Đại học East Anglia (Anh)

Seagliders thăm dò những khu vực nghèo oxy tại vịnh Oman mà trước đó nằm ngoài khả năng tiếp cận của giới nghiên cứu. Ảnh: Đại học East Anglia (Anh)

Thay đổi trên quả đã hoàn toàn vượt xa mọi tính toán, trong đó có máy tính. Nguyên nhân dẫn đến lượng oxy sụt giảm, được cho là do tình trạng biến đổi khí hậu, khi những vùng nước ở gần bề mặt biển trở nên nóng hơn sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn và duy trì lượng oxy.

Biển Ả Rập là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá, một số trong đó có khả năng thích nghi với điều kiện nghèo nàn oxy. Tuy nhiên, lượng oxy sụt giảm thậm chí đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều so với dự tính của giới khoa học. Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển, mà còn đe dọa sinh kế của ngư dân tại đây.