Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia đã tìm ra nguyên nhân vì sao thiên hà dần mất đi một lượng khí rất lớn, dẫn tới sự biến mất của nó.

Thường thì các thiên hà, dưới dạng một cụm lớn, sẽ dần bị mất khi hidro- loại khí cần thiết cho sự hình thành sao. Có khá nhiều giả thuyết giải thích cho hiện tượng này, trong đó có giả thuyết đây là hệ quả của quá trình tương tác giữa môi trường liên sao và liên thiên hà (còn gọi là ram-pressure stripping); do sự suy giảm khí cần thiết cho quá trình hình thành sao hay do hiện tượng hấp dẫn của các vật thể (sao, thiên hà) gần đó.

Tuy vậy, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao thiên hà bị mất vật chất, chúng ta cần nghiên cứu thiên hà trong nhiều điều kiện khác nhau.

Các nhà khoa học đã phân tích số liệu của hơn 30.000 thiên hà với sự giúp đỡ của Đài thiên văn Apache Point, New Mexico, Mỹ và kính viễn vọng vô tuyến tại Aresibo, Puerto Rico.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các dải ngân hà được chia ra làm 3 loại: trung tâm (khi là thiên hà lớn nhất trong cụm), thiên hà đơn lẻ (khi chỉ có duy nhất một thiên hà) và thiên hà vệ tinh (chúng nằm gần các thiên hà lớn). Các nhà khoa học tập trung sự chú ý vào thiên hà vệ tinh, với số lượng gần 11.000 thiên hà.

Sau khi quan sát, họ nhận thấy rằng khối lượng của quầng vật chất tối quanh thiên hà ảnh hưởng tới phần khí biến mất của thiên hà. Nếu thiên hà nặng hơn Mặt trời hàng trăm tỉ lần thì quá trình biến mất của vật chất trên đó càng diễn ra nhanh chóng. Và họ đi tới kết luận, thủ phạm gây ra cái chết của các thiên hà chính là quá trình tương tác giữa môi trường liên sao và liên thiên hà, bắt nguồn từ việc thiên hà tương tác với môi trường plasma liên thiên hà, khiến khí hidro bị thổi bay.

Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng không chỉ có thiên hà ở trong cụm thiên hà lớn mới chịu tác động mà ngay cả thiên hà nằm trong cặp cũng phải trải qua quá trình này.