Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một “viên thuốc kim tiêm” có thể cho phép bệnh nhân tiểu đường dùng insulin mà không cần tiêm hằng ngày. Khi nuốt vào dạ dày, viên nang cỡ hạt đậu chứa một cây kim nhỏ bằng insulin rắn, chích vào thành dạ dày và giải phóng thuốc.

Chỉ mất khoảng 1 giờ sau khi nuốt là insulin được hòa tan vào máu - Ảnh: SWNS.COM

Chỉ mất khoảng 1 giờ sau khi nuốt là insulin được hòa tan vào máu - Ảnh: SWNS.COM

Theo The Guardian, các nhà khoa học Mỹ ở Đại học Harvard đã phát triển một loại viên thuốc có thể nói là“ kim tiêm”, có thể giúp bệnh nhân tiểu đường dùng insulin mà không cần tiêm hằng ngày.

Đó là một viên nang cỡ hạt đậu, bên trong là một cây kim nhỏ làm bằng insulin cứng, nén chặt. Bên trong viên nang, insulin nén hình kim gắn vào một lò xo, được nén bởi một đĩa bằng đường. Sau khi người bệnh nuốt viên nang, đường hòa tan trong dạ dày, giải phóng lò xo và đưa kim vào thành dạ dày. Vì không có thụ thể đau, bệnh nhân không gặp bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Trong vòng một giờ, kim insulin hòa tan trong máu. Lò xo và các bộ phận khác của viên nang đi qua hệ thống tiêu hóa và được thải ra bên ngoài mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Hiệu quả của "viên thuốc insulin hình kim" đã được thử nghiệm trên lợn với kim chứa 5 miligam insulin, tương đương với lượng thuốc vẫn thường tiêm ở bệnh nhân tiểu đường thể 2. Hiện tại, nhóm khoa học tiếp tục thực hiện các thử nghiệm trên lợn và chó, dự kiến ​​trong vòng 3 năm sẽ bắt đầu thử nghiệm "thuốc insulin hình kim" trên người.

Hình dạng viên nang tái tạo đường viền mu của loài rùa Geochelone pardalis sống ở châu Phi. Nửa trên hình vòm của mu rùa cho phép con rùa này đứng dậy trên chân của nó, nếu vì lý do nào đó, nó bị ngã ngửa. Một viên thuốc mô phỏng hình dạng như vậy đảm bảo sự định hướng chính xác của kim insulin về phía thành dạ dày.