Khi con người hắt hơi, một luồng khí mang theo 2.000 - 5.000 giọt vi khuẩn bắn thẳng ra ngoài qua khoang mũi ở tốc độ 160 km/h.

tai-sao-con-nguoi-hat-hoi-ba-lan-lien-tiep

Luồng khí chứa vi khuẩn bắn từ lồng lực ra ngoài ở tốc độ 160 km/h. Ảnh: Flickr.

Theo Science Alert, hắt hơi xảy ra do một số nguyên nhân, từ bụi bẩn, bệnh tật đến phản ứng cảm xúc và cả ánh sáng Mặt Trời, nhưng tác nhân thực sự là dịch nhầy trong mũi và cổ họng, bởi dịch nhầy này kiểm soát phản ứng hắt hơi.

Khi hắt hơi, cơ ngực ép lên phổi, làm sản sinh một luồng khí di chuyển theo chiều hướng lên. Trong khi khoang miệng đóng kín, luồng khí bắn thẳng qua mũi ở tốc độ lên tới 160 km/h, theo Mother Nature Network. Luồng khí này chứa từ 2.000 đến 5.000 giọt vi khuẩn.

Đôi khi, một lần hắt hơi là đủ để làm sạch dịch nhầy khó chịu trong đường hô hấp. Việc hắt hơi ba lần liên tiếp xảy ra khi chúng ta cần đẩy dịch nhầy nằm sâu trong cổ họng hoặc khoang mũi ra ngoài.

Lần hắt hơi thứ nhất làm làm long dịch nhầy, lần hắt hơi thứ hai đưa dịch nhầy lên mũi và lần hắt hơi thứ ba làm bắn dịch nhầy ra ngoài.

Dù quá trình này có vẻ đơn giản, nhưng hành động hắt hơi ở mỗi người diễn ra với âm thanh và nhịp điệu khác nhau. Hắt hơi nhiều lần chắc chắn xảy ra khi cơ thể phải cố gắng hơn bình thường để làm sạch đường hô hấp.