23 năm trước, Kanzi – một chú vượn bonobo - nổi tiếng với khả năng hiểu và giao tiếp được với con người. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra mới đây đã cho thấy chú vượn Kanzi này chưa thực sự thông minh như các nhà khoa học nghĩ- ít nhất là về vấn đề ngữ pháp.

Ảnh: AP Photo/Steve Pope.
Ảnh: AP Photo/Steve Pope.

Bài kiểm tra đầu tiên gồm 660 câu lệnh tiếng Anh, yêu cầu Kanzi thực hiện như “đưa tôi nước nóng!” và “ đổ nước vào xô”. Kết quả cho thấy chú vượn này đã đáp ứng mệnh lệnh một cách chính xác tới 71,5% so với 66,6% ở trẻ em sơ sinh.

Tuy nhiên ở những dữ liệu phân tích mới, khi các nhà nghiên cứu yêu cầu Kenzi thực hiện hành động với nhiều vật thể hơn như “ đưa cho Rose diêm và giày”, khả năng thực hiện theo mệnh lệnh giảm mạnh xuống còn 22,2%. Ví dụ như đề nghị Kenzi đưa diêm và giày thì chú vượn này chỉ đưa diêm cho Rose mà không đưa giày. Hay một yêu cầu khác đưa Rose nước và chó bông nhưng anh chàng này chỉ có thể thực hiện được một nửa hành động là đưa chó bông.

Giải thích cho vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng những loài động vật như vượn bonobos gặp khó khăn hơn loài người trong việc xử lý những cụm danh từ phức tạp như “nước và chó bông”, nhà ngôn ngữ học Robert Truswell của Đại học Edinburgh, Scotland cho biết tại Hội nghị phát triển ngôn ngữ, New Orleans, Louisiana, Mỹ tuần này.

Điểm đặc trưng của ngữ pháp là câu phức. Do đó, có thể nhận thấy ở loài khỉ không tồn tại khả năng dùng các câu phức như con người, khả năng giúp chúng ta có thể hiểu và truyền tải những ý nghĩ phức tạp. Tuy nhiên Truswell cũng cho rằng loài người có lẽ không được sinh ra với khả năng hiểu được loại cấu trúc khối này mà thay vào đó chúng ta được dạy cách dùng ngôn ngữ.