Loài linh trưởng giữ ngôi vua về kích thước phải chịu cảnh tuyệt chủng vì không chịu thay đổi nguồn thức ăn.

nguyen-nhan-khien-quai-vat-king-kong-bi-tuyet-diet

Viện nghiên cứu Senckenberg, Frankfurt, Đức công bố hình ảnh răng của Gigantopithecus được phát hiện tại Thái Lan hôm 4/1/2016. Ảnh: Phys.org.

Theo các nhà khoa học, loài vượn lớn nhất trên Trái Đất chết cách đây 100.000 năm do không thể ăn cỏ trên thảo nguyên sau khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến những trái cây rừng ưa thích của chúng.

Theo Phys.org, gigantopithecus - chi vượn gần với King Kong nhất - nặng gấp 5 lần một người trưởng thành và có thể cao đến ba mét. Trong thời kỳ hoàng kim cách đây một triệu năm, chúng sống tại các khu rừng bán nhiệt đới ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như không ai biết về hình dạng hay thói quen của loài vật khổng lồ này.

Các nhà khoa học chỉ tìm thấy hóa thạch 4 phần hàm răng dưới của loài vật cùng với 1.000 chiếc răng. Chiếc đầu tiên được phát hiện vào thập niên 1930 trong tiệm bào chế thuốc tại Hong Kong dưới tên gọi "răng rồng".

Những hóa thạch ít ỏi "không đủ để xác định loài này đi bằng hai chân hay bốn chân, và tỷ lệ cơ thể của nó như thế nào", theo Herve Bocherens, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tübingen, Đức.

Loài linh trưởng hiện đại gần nhất với Kinh Kong là đười ươi, nhưng liệu Gigantopithecus có cùng màu da vàng đỏ, hoặc màu đen giống như khỉ đột hay không vẫn là một ẩn số. Một bí ẩn khác là chế độ ăn uống của chúng. Giải đáp bí ẩn này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ tại sao con quái vật lại sợ những loài khác và bị tuyệt chủng.

Brocherens và một nhóm các nhà khoa học kiểm tra sự khác biệt của đồng vị các-bon ở mẫu men răng. Họ nhận thấy King Kong nguyên thủy chỉ sống trong rừng, chuyên ăn thực vật, và không thích tre.

nguyen-nhan-khien-quai-vat-king-kong-bi-tuyet-diet-1

Một chiếc răng hàm lớn của Gigantopithecus. Ảnh: Phys.org.

Gigantopithecus không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn cho đến khi Trái Đất trải qua Kỷ băng hà thế Canh Tân (Pleistocene Epoch), kéo dài từ khoảng 12.000 đến 2,6 triệu năm về trước.

Tác động của thiên nhiên, sự tiến hóa và việc không chịu thử thức ăn mới có thể đã khiến những con khỉ khổng lồ tuyệt chủng, Bocherens lý giải.

"Do kích thước khổng lồ, sự sinh tồn của Gigantopithecus phụ thuộc vào lượng thức ăn lớn. Trong khi suốt thế Canh Tân, nhiều khu rừng trở thành thảo nguyên, dẫn đến King Kong không có đủ nguồn cung cấp thức ăn", Bocherens cho biết.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Quaternary International vào đầu tháng 1, các loài khỉ khác và người tiền sử ở châu Phi có thể tồn tại trong quá trình chuyển đổi tương tự bằng cách ăn lá cây, cỏ và rễ cây trong môi trường mới. Nhưng loài vượn châu Á khổng lồ nhiều khả năng quá nặng để leo lên cây, hay đu cành.

"Gigantopithecus có lẽ không linh hoạt và thiếu khả năng chịu áp lực và môi trường thiếu thức ăn", nhóm nghiên cứu suy luận.