Một phần hài cốt được giấu kín bên trong một chiếc rương vàng 1.000 tuổi ở Trung Quốc có thể giúp các nhà khảo cổ học được "khai sáng" nhiều điều về Đức Phật.

Cuối tháng 6, tờ LiveScience đã đăng tải một bài viết về một chiếc rương vàng nghi ngờ chứa hài cốt của Đức Phật. Theo đó, một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc rương này trong một hầm mộ bên dưới một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 2010.

Chiếc rương vàng chứa hài cốt của Đức Phật được tìm thấy ở Trung Quốc.
Chiếc rương vàng chứa hài cốt của Đức Phật được tìm thấy ở Trung Quốc.

Bên trong chiếc rương vàng nghìn năm, có một mảnh sọ và nhiều phần xương vỡ khác. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là hài cốt của Đức Phật Siddhartha Gautama (hay còn được gọi là Phật Thích-ca Mâu-ni), người đã gây dựng nên nền tảng của Phật giáo.

LiveScience đưa tin chiếc rương cao 8cm được tìm thấy trong một quan tài bằng bạc cao 20cm. Quan tài được khóa ở bên trong một bảo tháp cao 117cm và rộng 45cm, được chạm khắc tinh xảo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hài cốt được lưu giữ bên trong chiếc rương.

Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp này.
Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp này.

Trên chiếc rương, bảo tháp được khắc những hình trang trí công phu như hoa sen, phượng và người giám hộ.

Bên trong chiếc rương có những dòng chữ điêu khắc của một người đàn ông tự nhận là Deming. Theo đó, sau khi Đức Phật chết, thi thể của ông đã được hỏa táng tại sông Hirannavati, Ấn Độ. Và vị vua cầm quyền sau đó đã chia hài cốt của ông thành 84.000 phần. 19 phần trong số đó đã được chuyển đến Trung Quốc. Và một trong số 19 phần hài cốt nằm trong chiếc rương vàng này.

Rương và quan tài đều được trạm khắc tinh xảo.
Rương và quan tài đều được chạm khắc tinh xảo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những gì trong chiếc rương vàng là một trong nhiều phần hài cốt của Đức Phật được chuyển tới Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những gì trong chiếc rương vàng là một trong nhiều phần hài cốt của Đức Phật được chuyển tới Trung Quốc.

Qua nhiều thời kì bất ổn, ngôi chùa nơi chôn cất chiếc rương đã bị phá hủy. Đến thế kỉ 11, Hoàng đế Tống Chân Tông của Trung Quốc cho xây dựng lại chùa và những chiếc rương này được đảm bảo an toàn trong hầm mộ của nó.