"Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tạo ra những công nghệ, kỹ thuật mới phục vụ người dân, vì người dân; nhưng muốn nông dân áp dụng thì phải có sự bảo lãnh", GS-TSKH Trần Duy Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương cho biết.


Phương pháp cấy thưa để tận dụng hiệu ứng hàng biên - SRI - vốn đã được ứng dụng từ lâu trên thế giới nhưng với SRI, tất cả các giống lúa có cùng một công thức cấy. Kỹ sư Chu Văn Tiệp đã tìm ra công thức riêng tối ưu cho từng giống. Đó là điểm mới vượt trội trong phương pháp của ông, là yếu tố quyết định của kỹ thuật này.

Vì thế, khi người dân lần đầu áp dụng phương pháp cấy của ông Tiệp cho một giống nào đó, cần có chuyên gia hướng dẫn cụ thể. Cùng với tác giả, chúng tôi đã áp dụng thực tế phương pháp này trên đồng ruộng nhiều vụ qua và hiệu quả thực tế rất tốt.

Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tạo ra những công nghệ, kỹ thuật mới phục vụ người dân, vì người dân; nhưng muốn nông dân áp dụng thì phải có sự bảo lãnh. Riêng với công nghệ của kỹ sư Tiệp, thực tế cho thấy không cần bảo lãnh, người dân vẫn làm rất nhiều. Tuy nhiên, để triển khai lớn thì phải có chủ trương ở trên, chính vì thế cần phải gắn với doanh nghiệp.

Chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ có lợi cho dân, giảm tối đa các chi phí đầu tư. Cấy lúa theo hiệu ứng lúa hàng biên là một trong những tiến bộ mà tôi cho rằng là có thể triển khai hiệu quả.