Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên sử dụng GPS trong một thời gian dài khiến cấu trúc não người dùng bị biến đổi.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là một bước tiến nhảy vọt của nhân loại. Tuy nhiên, mọi việc đều có hai mặt. Đi kèm với những lợi ích thiết thực là những tác động xấu tới đời sống con người.

Hệ thống Định vị Toàn cầu(Global Positioning System-GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên khả năng định vị của cácvệ tinh nhân tạo, doBộ Quốc phòng Hoa Kỳthiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu tìm được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh.

Được quản lý bởiBộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủHoa Kỳcho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí, bất kể quốc tịch nào. Ngày nay,GPS được sử dụng rộng rãi trên xe hơi, máy bay và tàu thuyền. Các nhà địa chất sử dụng GPS để theo dõi sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo địa chất và các sông băng, còn các nhà sinh học mới đây đã sử dụng máy thu GPS gắn vào những con rùa để theo dõi sự di trú hàng loạt của chúng.

GPS đã đóng góp những lợi ích rất lớn cho sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, lạm dụng GPS sẽ mang lại những hậu quả xấu về mặt sức khỏe và thậm chí là thay đổi cấu trúc của não.

GPS sẽ làm thay đổi cấu trúc não bộ nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
GPS sẽ làm thay đổi cấu trúc não bộ nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Những người quá phụ thuộc vào GPS sẽ có ít hoạt động trong đồi hải mã (hippocampus), một khu vực trong não bộ có liên quan đến bộ nhớ và khả năng điều hướng. Theo một nghiên cứu năm 2010, sử dụng trí nhớ không gian (spatial memory) liên quan đến dấu hiệu trực quan để phát triển bản đồ nhận thức, ghi nhớ tuyến đường thay vì dùng GPS sẽ giúp ngăn chặn các vấn đề bộ nhớ sau này.

Nghiên cứu năm 2008 của Đại học London, Anh chỉ ra lái xe taxi có hippocampus phát triển hơn lái xe thông thường, có lẽ vì họ quen với việc chạy quanh thành phố bằng trí nhớ không gian mà không lệ thuộc vào GPS.

Trong khi đó, bộ não của con người cũng có hệ thống định vị không gian của riêng mình.

Giới khoa học phát hiện tế bào thần kinh, gọi là tế bào lưới trong khi kích hoạt não bộ của người tham gia trò chơi khám phá môi trường ảo. Các tế bào này hoạt động như một hệ thống GPS (hệ thống định vị) bên trong, nó cũng đóng vai trò trong bộ nhớ con người.

Nhà nghiên cứu Joshua Jacobs, thuộc Đại học Drexel ở Philadelphia cho biết: “Các tế bào lưới giúp con người cảm nhận vị trícủa họ trong môi trường”.

Cuối những năm 1970, các nhà khoa học tìm thấy sự hoạt động của tế bào thần kinh trong vùng não hippocampus (trung tâm ký ức của não) ở chuột khi nó có mặt ở một địa điểm cụ thể.Tế bào này được đặt tên là“tế bào nơichốn”. Năm 2005, các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào lưới ở chuột, dơi và khỉ.

Từ nghiên cứu trên, giới khoa học phát hiện hoạt động của các tế bào lưới trong một vùng não gọi là vỏ não entorhinal, nó tham gia vào bộ nhớ và bị ảnh hưởng bởibệnh Alzheimer.Phát hiện này giúp làm sáng tỏ cách thức con người di chuyển. Con người sử dụng cơ chế xác định vị trí tương tự như chuột và các động vật khác.

"Kết quả giúp chúng ta giải thích rất nhiều bệnh liên quan đến định hướng trong không gian, những người bị bệnh Alzheimer thường trở nên mất phương hướng”, Jacobs nói. "Có lẽ các phương pháp điều trị sẽ chủ yếu tác động đến các tế bào lưới”.

Việc quá phụ thuộc vào GPS trong thời gian dài sẽ làm cho tế bào lưới bị thoái hóa. Điều này sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng định vị và trí nhớ khi chúng ta bắt đầu lớn tuổi và lão hóa.